Câu hỏi/bài tập:
Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Xuân Quỳnh)
b. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
(Vũ Quần Phương)
c. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Advertisements (Quảng cáo)
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
(Xuân Diệu)
Đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ
a. “trong mơ”>< “còn thức”: làm nổi bật nỗi nhớ của tình yêu, nỗi nhớ ấy vượt khỏi không gian và thời gian, nó không chỉ tồn tại ở ý thức mà nó còn tồn tại trong vô thức, len lỏi vào những giấc mơ.
b. “nhắm mắt” >< “nhìn thấy”: Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ. Đó là sự kì diệu của những câu chuyện, sự kết nối của văn học nghệ thuật với đời sống tâm hồn của con người.
c. “đương tới” >< “đương qua”
“rộng” >< “chật”
→ Thể hiện quan niệm nhìn nhận hiện đại của Xuân Diệu về thời gian: thời gian hữu hạn, một đi không trở lại. Qua đó cho thấy khao khát sống, khao khát hạnh phúc được thể hiện qua ước muốn níu kéo thời gian để giữ mãi tuổi trẻ của đời người.