Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Câu hỏi 5 trang 46 SBT Văn 12 Cánh diều: Bài thơ...

Câu hỏi 5 trang 46 SBT Văn 12 Cánh diều: Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất họa, có kết hợp từ mới lạ, độc đáo...

Đọc kĩ tác phẩm. Gợi ý giải Câu hỏi 5 trang 46 SBT Văn 12 Cánh diều - Bài Tây Tiến trang 45 sách bài tập văn 12 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất họa, có kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

- Chất họa được thể hiện rất rõ thông qua những chi tiết miêu tả về thiên nhiên vùng Tây Bắc, hùng vĩ, hiểm nguy : “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Heo hút cồn mây../ Ngàn thước lên cao...”; thiên nhiên Tây Bắc huyền ảo, thơ mộng “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sinh động, tái hiện qua nhiều góc nhìn, thiên nhiên vừa to lớn, trắc trở lại vừa mang một vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình.

- Chất nhạc thể hiện qua những âm hưởng, giọng điệu, âm thanh đậm chất núi rừng như “ oai linh thác gầm thét”, “cọp trêu người”; “bừng hội đuốc hoa”; “khèn lên”. Thông qua những âm thanh sinh động, mang nét kì bí, bí ẩn của vùng rừng núi như tiếng cọp, tiếng thác nước, kết hợp với âm thanh con người vui vẻ, đầm ấm “ bừng hội đuốc”, tiếng khèn, tất cả đã tạo nên bản âm hưởng núi rừng sinh động, rộn rã.

- Kết hợp từ mới lạ, độc đáo :

+ “súng ngửi trời” – hình ảnh thú vị và độc đáo trong thơ văn. Thể hiện dốc núi quanh co, cao vút, một bên là núi cao hùng vĩ, một bên là vực sâu thăm thẳm. hình ảnh đã mở ra một không gian rộng lớn với mây trời. Đây là một hình ảnh nhân hóa giúp người đọc có thể cảm nhận độ cao của núi, sự heo hút, âm u của sương mù.

+ Ngoài ra còn “nhớ chơi vơi”, “hoa về trong đêm hơi” , “súng ngửi trời”, “hoa đong đưa”.