Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Câu hỏi 5 trang 49 SBT Văn 12 Cánh diều: Trong buổi...

Câu hỏi 5 trang 49 SBT Văn 12 Cánh diều: Trong buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp lớp 12, một diễn giả đã dẫn câu nói sau...

Đọc kĩ câu hỏi và trả lời. Hướng dẫn Câu hỏi 5 trang 49 SBT Văn 12 Cánh diều - Bài Bài tập viết và nói nghe trang 48 sách bài tập văn 12 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Trong buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp lớp 12, một diễn giả đã dẫn câu nói sau: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy viết bài văn nghị luận giải thích, bình luận về ý nghĩa của câu nói đó và liên hệ với tuổi trẻ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ câu hỏi và trả lời

Answer - Lời giải/Đáp án

“ Cậu định học về ngành gì thế?”, “Mai sau cậu định làm gì?”, “Học kinh tế đi học gì mấy cái ngành mai sau đi làm shipper như thế”.... Đấy là những câu hỏi mà tôi nhận được sau suốt khoảng thời gian qua. Quãng thời gian này, có lẽ là khoảng thời gian để chúng tôi bắt đầu hành trang mới, bắt đầu định hướng và chọn nghề nghiệp cho mai sau. Đứng trước cơn bão của câu hỏi như vậy, tôi luôn có thắc mắc rằng: tại sao có những nghề như đi giao hàng, đi vệ sinh môi trường,... mà lại bị mọi người xua tay chê cười. Chẳng phải có ai đó từng nói : “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Tôi thấy cái quan điểm này rất phù hợp với cuộc sống ngày nay.

Advertisements (Quảng cáo)

Nghề nghiệp là gì? Tại sao mọi người luôn muốn bản thân có một cái nghề? Nghề nghiệp là công việc mà bạn có thể gắn bó lâu dài, hoặc đủ kinh phí để xoay xở cuộc sống của họ. Câu nói trên thực chất ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng lớn về giá trị của nghề nghiệp, rằng: không có sự phân biệt giữa nghề cao quý, nghề thấp hèn mà giá trị của nghề nghiệp hoàn toàn do con người quyết định, bởi vậy con người cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích để cống hiến hết mình.

Hiện nay, có rất nhiều các bạn trẻ đang hiểu sai về hai chữ nghề nghiệp. Họ có những tư tưởng phân biệt giữa nghề thấp hèn và nghề cao quý. Thật chất, không có nghề nào được coi là nghề thấp hèn, không có nghề nào được gọi là nghề cao quý. Mỗi nghề, mỗi ngành đều có những sứ mệnh, giá trị và đều có những đặc thù riêng. Chính vì vậy, chỉ có nghề phù hợp với mình hay không phù hợp chứ không thể đặt các nghề lên cán cân của sự thấp hèn- cao quý để đánh giá hay so sánh.

Các bạn thường nói nghề này danh giá hơn nghề kia. Vậy thì ai có thể chỉ ra được một cán cân công bằng để chứng minh cho toàn thế giới hay thậm chí là chứng minh cho một quốc gia biết rằng đó là nghề này danh giá hơn nghề kia? Hay nói ví dụ về những ngành nghề, người làm các công việc như vệ sinh công cộng họ có những sứ mệnh riêng. Sứ mệnh của họ là hỗ trợ chúng ta bước đến môi trường xanh- sạch- đẹp. Họ làm những công việc chân chính, công việc này đáng ra phải được trân trọng những thay vì trân trọng họ thì chúng ta lại lựa chọn cách khác. Rất nhiều ngành nghề khác nữa, họ cũng có những công việc riêng của họ. Chúng ta cần phải tôn trọng tất cả các nghề như nhau.

Như đã nói ở trên, tôi cho rằng chẳng có nghề nào là nghề danh giá hơn nghề nào, chỉ có nghề nào phù hợp với bạn hay không mà thôi. Chính cái chủ thể là “con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Đúng vậy, bởi, con người là chủ thể chi phối cho toàn bộ hoạt động của nghề nghiệp. Hành động của con người sẽ phản ánh lên tính chất công việc của nghề nghiệp dó. Như nói nghề bác sĩ, cái nghề mà người ta phải vật lộn với thần chết để cứu những con người đang ở ranh rới của sự sống còn. Con người, khi đã gánh trọng trách ấy, họ đã biết rõ công việc mà họ sắp làm. Nhưng nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì họ cũng chẳng xứng được gọi là bác sĩ. Một công việc mang trọng trách to lớn như vậy, nhưng nếu họ đánh mất đi bản thân, đánh mất đi giá trị đạo đức thì dù có mang theo cái mác là nghề cao quý, như người ta thường nói, thì cái giá trị mà họ trao đi cho cộng đồng là thứ mà cộng đồng không muốn. Và những người như vậy, là những thành phần dù bằng hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp, thì họ cũng đang tước đi cái danh giá của chính cái nghề mà mình đang làm, đang theo đuổi.

Thế mới nói, nghề nào cũng là nghề cao quý, nghề nào cũng cần được tôn trọng. Quan trọng là, cái giá trị mà bạn mang lại cho cộng đồng, cho xã hội và cho chính danh giá của nghề mình là cái mà không phải ai cũng làm được. Vì vậy, dù cho bạn có làm nghề gì, bạn cảm thấy mình phù hợp với ngành nào, thì cũng hãy can đảm bước tiếp để lựa chọn những nghề nghiệp phù hợp với bản thân để xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Bởi: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”.