Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Câu hỏi 7 trang 44 SBT Văn 12 Cánh diều: Viết đoạn...

Câu hỏi 7 trang 44 SBT Văn 12 Cánh diều: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau: Ta đi, ta nhớ những ngày Mình đây ta đó...

Đọc hai đoạn thơ và nêu cảm nghĩ. Hướng dẫn Câu hỏi 7 trang 44 SBT Văn 12 Cánh diều - Bài Việt Bắc trang 43 sách bài tập văn 12 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau:

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

(Việt Bắc, Tố Hữu)

Và:

Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Advertisements (Quảng cáo)

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

Con nhớ em con, thằng em liên lạc

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc hai đoạn thơ và nêu cảm nghĩ

Answer - Lời giải/Đáp án

Có ai từng đi qua nỗi đau mà không nhớ? Có ai đi qua những khu vườn mà không lưu luyến những sắc hoa? Và có đi qua chiến tranh mà lại không hồi tưởng về những ngày xa xưa ấy. Cùng với ngòi bút của Chế Lan Viên trong Tiếng hát con tàu, Tố Hữu cùng những ánh thơ của mình đã đưa độc giả quay trở lại những năm tháng mà ở đó những kí ức về những ngày trên căn cứ Điện Biên cứ đẹp làm sao. Cả hai đoạn thơ trên đều là những tình cảm, nỗi nhớ của những nhân vật trữ tình với những con người đã từng chia ngọt sẻ bùi, đã từng kề vai sát canh nhau trên con đường gian khổ và khốn khó. Chỉ khác rằng, đến với Việt Bắc, Tố Hữu đã viết lên những khúc hát tâm tình từ những cảm xúc thiết tha của nhân vật. Đó là những khúc hát của sự nhớ thương, không chỉ nhớ cảnh, nhớ những khoảnh khắc trong kháng chiến mà còn nhớ những con người ân tình: “nhớ người mẹ nắng cháy lưng”, nhớ những “ngày tháng cơ quan”. Đó là tình cảm của Tố Hữu với Việt Bắc- mảnh đất của tình thương. Thì đến với Chế Lan Viên, Chế Lan Viên với “con tàu” đang ngoái lại nhìn ngắm những kỉ niệm đẹp đẽ cùng các đồng chí trong cuộc kháng chiến. Chế Lan Viên đã dùng “tiếng hát” của thơ cả để đưa độc giả vào miền kí ức, nơi có người anh du kích, có thằng em liên lạc, có người “mế” không thân không quen, không máu mủ ruột thịt nhưng lại sẵn sàng chăm lo cho nhân vật ngay cả khi bản thân phải thức trắng. Tất cả những câu thơ đó đều là những dòng suy nghĩ, hồi tưởng của hai tác giả. Tuy là hai con người khác nhau, viết về những ký ức khác nhau nhưng họ đều có tình yêu đối với con người, tình yêu đối với quê hương của mình.