Trang chủ Lớp 12 SBT Vật lý lớp 12 Bài 37.8, 37.9, 37.10, 37.11, 37.12, 37.13 trang 111 SBT Vật Lý...

Bài 37.8, 37.9, 37.10, 37.11, 37.12, 37.13 trang 111 SBT Vật Lý 12: Một đồng vị phóng xạ có chu kì bán...

Một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã T. Cứ sau một khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian đó bằng ba lần số hạt nhân còn lại của đồng vị ấy ?. Bài 37.8, 37.9, 37.10, 37.11, 37.12, 37.13 trang 111 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12 – Bài 37. Phóng xạ

Advertisements (Quảng cáo)

37.8. Một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã T. Cứ sau một khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian đó bằng ba lần số hạt nhân còn lại của đồng vị ấy ?

A. 2T.                  B. 3T.                  C. 0,5T                       D. T.

37.9. Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là :

A.\(N_0\over 6\)                   B. \(N_0\over {16}\)                C. \(N_0\over 9\)                    D. \(N_0\over 4\)

37.10.  Hạt nhân \({}_{84}^{210}Po\) đang đứng yên thì phóng xạ \(\alpha\). Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt \(\alpha\).

A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.

B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.

C. bằng động năng của hạt nhân con.

D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.

37.11. Ban đầu có \(N_0\)  hạt nhân của một mẫu chất phóng xạ nguyên chất, có chu kì bán rã T. Sau khoảng thời gian t = 0,5 T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa bị phân rã của mẫu chất phóng xạ này là

A. \(N_0\over {2}\)                B. \(N_0\over {\sqrt2}\)                  C. \(N_0\over {4}\)                 D. \(N_0 {\sqrt2}\)  

 37.12. Hạt nhân X đứng yên, phóng xạ \(\alpha\) và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1  và m2, v1 và v2, Wđ1 và Wđ2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt \(\alpha\) và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng ?

A. \({{{v_2}} \over {{v_1}}} = {{{m_2}} \over {{m_1}}} = {{{{\rm{W}}_{d1}}} \over {{{\rm{W}}_{đ2}}}}\)                     B. \({{{v_1}} \over {{v_2}}} = {{{m_2}} \over {{m_1}}} = {{{{\rm{W}}_{d1}}} \over {{{\rm{W}}_{đ2}}}}\)

C. \({{{v_1}} \over {{v_2}}} = {{{m_1}} \over {{m_2}}} = {{{{\rm{W}}_{đ1}}} \over {{{\rm{W}}_{đ2}}}}\)                     D. \({{{v_1}} \over {{v_2}}} = {{{m_2}} \over {{m_1}}} = {{{{\rm{W}}_{đ2}}} \over {{{\rm{W}}_{đ1}}}}\)

37.13.  Chất phóng xạ pôlôni (\({}_{84}^{210}Po\)) phát ra tia \(\alpha\) biến đổi thành chì \({}_{82}^{206}Po\). Cho chu kì bán rã cùa \({}_{84}^{210}Po\) là 138 ngày. Ban đẩu (t = 0) có một mẫu pôlôrj nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì là \(1\over3\). Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là

A.  \(1\over9\)                  B. \(1\over{16}\)                     C. \(1\over{15}\)                  D. \(1\over{25}\)

Đáp án:

37.8 37.9 37.10 37.11 37.12 37.13
A C A B B C