Xét các cặp oxi hoá – khử sau:
Cặp oxi hóa – khử |
Al3+/Al |
Ag+/Ag |
Mg2+/Mg |
Fe2+/Fe |
Thế điện cực chuẩn (V) |
-1,676 |
+0,799 |
-2,356 |
-0,44 |
a) Kim loại có tính khử mạnh nhất, yếu nhất lần lượt là
A. Mg, Ag. B. Al, Ag. C. Al, Fe. D. Mg, Fe.
b) Số kim loại khử được ion H+ thành khí H2 ở điều kiện chuẩn là
Advertisements (Quảng cáo)
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
c) Số kim loại khử được ion Ag+ thành Ag ở điều kiện chuẩn là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Giữa hai cặp oxi hóa - khử, cặp có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn thì dạng khử có tính khử mạnh hơn, còn dạng oxi hóa có tính oxi hóa yếu hơn và ngược lại.
Chất khử của cặp oxi hoá – khử có thế điện cực nhỏ hơn tác dụng với chất oxi hoá của cặp oxi hoá - khử có thế điện cực lớn hơn, tạo ra dạng oxi hoá và dạng khử tương ứng.
a) Ta có: \({\rm{E}}_{M{g^{2 + }}/Mg}^{\rm{0}} < {\rm{E}}_{A{l^{3 + }}/Al}^{\rm{0}} < {\rm{E}}_{F{e^{2 + }}/Fe}^{\rm{0}} < {\rm{E}}_{A{g^ + }/Ag}^{\rm{0}}\)
Þ Kim loại có tính khử mạnh nhất là Mg, kim loại có tính khử yếu nhất là Ag.
→ Chọn A.
b) Các kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn \({\rm{E}}_{2{H^ + }/{H_2}}^{\rm{0}}(0{\rm{ V)}}\) khử được ion H+ thành khí H2 ở điều kiện chuẩn là Mg, Al, Fe.
→ Chọn C.
c) Các kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn \({\rm{E}}_{A{g^ + }/Ag}^{\rm{0}}\)khử được ion Ag+ thành Ag ở điều kiện chuẩn là Mg, Al, Fe.
→ Chọn C.