Câu hỏi/bài tập:
- Tiến hành:Cho mỗi mẫu kim loại vào một chậu thuỷ tinh chứa nước, hiện tượng xảy ra được ghi lại ở Bảng 24.3.
- Thực hiện các yêu cầu sau:
1. So sánh mức độ phản ứng của Li, Na, K với nước.
2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Nêu cách nhận biết môi trường của các dung dịch sau phản ứng.
1. Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh. Mức độ phản ứng với nước, chlorine và oxygen tăng dần trong dãy lithium, sodium, potassium.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Sử dụng chất chỉ thị để nhận biết môi trường của các dung dịch.
1. Mức độ phản ứng với nước với mức độ tăng dần từ lithium đến potassium.
2. Phương trình hóa học:
\({\rm{2Li + 2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to 2{\rm{LiOH + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} \uparrow \)
\({\rm{2Na + 2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to 2{\rm{NaOH + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} \uparrow \)
\({\rm{2K + 2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to 2{\rm{KOH + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} \uparrow \)
Để nhận biết môi trường của các dung dịch sau phản ứng, ta sử dụng các chất chỉ thị như quì tím, phenolphthalein. Các dung dịch sau phản ứng làm quì tím hóa xanh hoặc phenolphthalein hóa hồng.