Câu hỏi 2
Thảo luận về những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân.
- Nội dung cần tham khảo ý kiến của gia đình:
+ Điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đáp ứng điều kiện học tập, làm việc tương lai.
+ Mong muốn của gia đình về định hướng học tập và môi trường làm việc tương lai.
+...
- Nội dung cần tham khảo ý kiến của chuyên gia:
+ Nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương đối với ngành nghề định lựa chọn.
+ Xu hướng phát triển các ngành nghề và chuyển đối giữa các ngành nghề.
+...
- Nội dung cần tham khảo ý kiến của thầy cô:
+ Nguồn tin cậy để tìm hiểu thông tin về môi trường học tập, làm việc sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Điều kiện tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp.
+...
- Nội dung cần tham khảo ý kiến của gia đình:
+ Điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đáp ứng điều kiện học tập, làm việc tương lai.
+ Mong muốn của gia đình về định hướng học tập và môi trường làm việc tương lai.
- Nội dung cần tham khảo ý kiến của chuyên gia:
+ Nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương đối với ngành nghề định lựa chọn.
+ Xu hướng phát triển các ngành nghề và chuyển đối giữa các ngành nghề.
+ Những cơ hội việc làm phù hợp đối với ngành nghề.
- Nội dung cần tham khảo ý kiến của thầy cô:
+ Nguồn tin cậy để tìm hiểu thông tin về môi trường học tập, làm việc sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Điều kiện tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp.
+ Đánh giá khách quan năng lực của bản thân có phù hợp với định hướng ngành nghề lựa chọn hay không.
Câu hỏi 2
Đóng vai xin tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong các tình huống dưới đây.
TÌNH HUỐNG 1: Sau khi tìm hiểu thông tin và trải nghiệm một ngày ở trường đại học dự định lựa chọn, N biết thời gian học tập ở trường đại học khoảng 4-6 năm, đòi hỏi người học phải có tính tự chủ cao trong học tập. Bên cạnh đó, học phí ở đại học cao hơn so với phổ thông sẽ tạo áp lực cho gia đình. N phân vân không biết có nên đi học nghề để vừa học, vừa làm có thêm thu nhập mà thời gian học tập ngắn hơn so với học đại học.
TÌNH HUỐNG 2: Là học sinh giỏi nhiều năm, cán bộ lớp năng nó, nhiệt tình, bạn bè và thầy cô đều nghĩ M sẽ lựa chọn thi vào một trong những trường đại học hàng đầu. Trong giờ Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tuần vừa rồi, mọi người đều ngạc nhiên khi nghe M chia sẻ rất thích làm bánh. M mong muốn trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp, nhất là sau khi trải nghiệm một ngày ở tiệm bánh. M đang băn khoăn không biết sự lựa chọn đó có phù hợp không.
TÌNH HUỐNG 3: D ước mơ trở thành chiến sĩ công an nhân dân giống bố để giữ gìn trật tự, an ninh cho xã hội. Tuy nhiên, thấy công việc của bố vất vả, làm việc không kế ngày đêm và thường đối diện với sự nguy hiểm nên mẹ luôn khuyên D không nên lựa chọn nghề của bố. D do dự không biết có nên tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình không.
TÌNH HUỐNG 4: A mong muốn trở thành kĩ sư nông nghiệp để sau này trở về phát triển quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên. Sau khi tìm hiểu các cơ sở đào tạo, A cảm thấy có phần tự ti về năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin, lo lắng về khả năng thích ứng với môi trường học tập ở đại học.
HS đóng vai nhân vật để xử lý tình huống.
* Tình huống 1:
Advertisements (Quảng cáo)
N: Con muốn chia sẻ với bố mẹ về định hướng học tập của con. Sau khi tìm hiểu thông tin và trải nghiệm một ngày ở trường đại học dự định lựa chọn, con biết thời gian học tập ở trường đại học khoảng 4 – 6 năm, học phí ở đại học cao hơn so với phổ thông. Con đang phân vân không biết có nên đi học nghề để vừa học, vừa làm có thêm thu nhập hay không?
Bố: Việc lựa chọn con đường học tập và nghề nghiệp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của con. Bố và mẹ tôn trọng quyết định của con, tuy nhiên, bố mẹ cũng muốn chia sẻ với con một số vấn đề để con cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Thứ hai: Hiện nay, thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng mềm tốt. Bằng cấp đại học là một lợi thế cạnh tranh quan trọng giúp con có được những công việc tốt với mức lương cao.
+ Thứ ba: Việc học nghề cũng có những ưu điểm riêng, giúp con nhanh chóng có được một nghề để kiếm sống. Tuy nhiên, con cần cân nhắc kỹ lưỡng xem liệu con có thực sự đam mê và có khả năng thành công trong lĩnh vực đó hay không.
Mẹ: Bố mẹ hiểu rằng con đang lo lắng về gánh nặng tài chính cho gia đình. Tuy nhiên, bố mẹ luôn sẵn sàng hỗ trợ con trong khả năng của mình. Bố mẹ tin tưởng rằng con có đủ khả năng để học tốt đại học và có được một tương lai tươi sáng.
N: Cảm ơn bố mẹ đã chia sẻ những lời khuyên quý giá. Con sẽ suy nghĩ kỹ lưỡng về những điều bố mẹ đã nói và đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân.
Lời khuyên: N nên trao đổi thêm với các thầy cô giáo, chuyên gia hướng nghiệp và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà N quan tâm để có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. N cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về sở thích, năng lực và điều kiện gia đình của bản thân để lựa chọn con đường học tập phù hợp nhất.
* Tình huống 2:
M: Em muốn chia sẻ với cô về định hướng học tập của em. Em mong muốn trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp, nhất là sau khi trải nghiệm một ngày ở tiệm bánh. Em đang băn khoăn không biết sự lựa chọn đó có phù hợp không?
Cô giáo: M, cô rất vui khi biết em đã tìm được niềm đam mê của mình. Việc lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến hạnh phúc và thành công của em trong tương lai. Do đó, điều quan trọng nhất là em phải lựa chọn nghề nghiệp mà em thực sự yêu thích và có khả năng thành công.
Cô giáo: Cô tin rằng em có đủ khả năng để trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp. Em là một học sinh giỏi, có khả năng học tập tốt và có tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, em cũng có niềm đam mê với nghề làm bánh và đã có những trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực này.
* Tình huống 3:
- Xin ý kiến gia đình:
D: "Ba, mẹ ơi, em muốn trở thành chiến sĩ công an như bố. Nhưng mẹ luôn lo lắng về công việc vất vả và nguy hiểm của bố. Ông bà có quan điểm gì về việc này?”
- Xin ý kiến thầy cô:
D: "Thầy/cô ơi, em muốn trở thành chiến sĩ công an nhưng mẹ em luôn lo lắng. Thầy/cô nghĩ sao về điều này?”
- Xin ý kiến chuyên gia:
D: "Anh/chị là chuyên gia trong lĩnh vực này, liệu công việc của bố và ảnh hưởng đến gia đình có ảnh hưởng gì đến quyết định của em không?”
* Tình huống 4:
- Xin ý kiến gia đình:
A: "Ba, mẹ ơi, em muốn trở thành kĩ sư nông nghiệp để phát triển quê hương. Nhưng em lo lắng về khả năng tiếp thu ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Ông bà có quan điểm gì về việc này?”
- Xin ý kiến thầy cô:
A: "Thầy/cô ơi, em muốn trở thành kĩ sư nông nghiệp nhưng em tự ti về năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Thầy/cô nghĩ em nên làm gì để vượt qua được điều này?”
- Xin ý kiến chuyên gia:
A: “Anh/chị là chuyên gia trong lĩnh vực này, liệu năng lực về ngoại ngữ và công nghệ thông tin có quan trọng đối với việc trở thành kĩ sư nông nghiệp không?”
Câu hỏi 3
Tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về những vấn đề của bản thân để có thể lựa chọn hướng học tập hoặc làm việc phù hợp và chia sẻ kết quả.
HS đưa ra những câu hỏi để tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về những vấn đề của bản thân để có thể lựa chọn hướng học tập hoặc làm việc phù hợp.
- Đối với gia đình:
"Ba, mẹ ơi, con đang đối diện với việc phải lựa chọn hướng học tập hoặc làm việc phù hợp với bản thân. Ba, mẹ có thể gợi ý gì cho con không?”
- Đối với thầy cô:
"Thầy, cô ơi, con muốn nhờ thầy, cô tư vấn giúp con về việc chọn hướng học tập hoặc làm việc. Thầy, cô có thể cho con lời khuyên được không?”
- Đối với chuyên gia:
“Vì anh/chị là chuyên gia trong lĩnh vực này, em muốn nhờ anh/chị tư vấn giúp em về việc lựa chọn hướng học tập hoặc làm việc phù hợp với bản thân. Anh/chị có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình được không?”