Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Chân trời sáng tạo Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế...

Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 lịch sử 12 Chân trời sáng tạo: Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt ...

Phân tích và giải mục 1; ? mục 2: a, b Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 SGK lịch sử 12 Chân trời sáng tạo. Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?...

? mục 1

Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 1. Hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX( SGK trang 77)

- Chỉ ra những hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đầu thế kỉ XX, những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam dưới tác động từ các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Một số nhà ái quốc Việt Nam đã nhận ra sự bế tắc của con đường giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến, tìm đến với những trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản, tiến hành các hoạt động đối ngoại để mở ra đường hướng mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Đi tiên phong là Phan Bội Châu và tổ chức Duy Tân hội. Từ năm 1905 đến năm 1908, Duy Tân hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa gần 200 dụ học sinh Việt Nam bí mật xuất dương sang Nhật Bản học khoa học - kỹ thuật và quân sự để về nước khôi phục nền độc lập của Việt Nam. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Duy Tân hội nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà yêu nước và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc giành độc lập của Việt Nam.

- Tháng 8 - 1908, thực dân Pháp thương lượng với Chính phủ Nhật Bản trục xuất những du học sinh Việt Nam khỏi Nhật Bản. Phan Bội Châu và hội viên Duy Tân hội đã đến Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm để tiếp tục tìm sự giúp đỡ cho các hoạt động cách mạng. Họ nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ vật chất và tinh thần từ những nhà yêu nước, nhân dân ở Trung Quốc, Lào, Xiêm. Đặc biệt, tại Xiêm, các hội viên đã xây dựng được một căn cứ ở : Bạn Thầm để cùng nhau cày cấy, luyện tập võ nghệ chờ ngày phục quốc. Tại Trung Quốc, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912), cùng các chí sĩ Trung Hoa lập "Chấn Hoa Hưng Á” và cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài (Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga,...) nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.

- Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp. Tại đây, ông cùng những nhà ái quốc đã thành lập Nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, liên hệ với một số thành viên trong Liên minh Nhận quyền và Đảng Xã hội Pháp để hoạt động và tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng cấp tiến tại Pháp cho cách mạng Việt Nam.


? mục 2 a

Nêu hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930 ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

- Đọc kĩ phần 2a. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930 ( SGK trang 79)

- Chỉ ra những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Trong những năm ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc... Người tham gia và đóng góp tích cực vào phong trào cộng sản, công nhân và phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc những năm 1920 - 1930 nhằm tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đã đặt nền móng cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các tổ chức chính trị cách mạng và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.


? mục 2 b

Nêu hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh (1930- 1945) ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 2b. Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945) ( SGK trang 79)

- Chỉ ra những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh (1930 -1945).

Answer - Lời giải/Đáp án

- Từ năm 1930, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10- 1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) nhằm xác lập củng cố quan hệ với các đảng cộng sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh liên lạc với phong trào chống quân phiệt Nhật ở các nước Đông Nam Á như Miến Điện, Mã Lai, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,... đứng về phe dân chủ chống phát xít xâm lược. Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Mặt trận Việt Minh chú trọng triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm thiết lập quan hệ với các nước Đồng minh chống phát xít, trước hết là Trung Quốc và Mỹ.

- Sau ngày Nhật Bản đảo chính Pháp (ngày 09 - 3 - 1945), đại diện Mặt trận Việt Minh và Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với người Mỹ, thể hiện thiện chí của Việt Minh muốn tìm kiếm một giải pháp cho vấn để Đông Dương. Tháng 5 - 1945, biệt đội "Con Nai” - một nhóm đặc nhiệm tình báo thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS) của Mỹ được thành lập, làm nhiệm vụ phối hợp tổ chức huấn luyện quân sự, cung cấp hậu cần, y tế cho Việt Minh, thu thập thông tin tình báo và chống quân phiệt Nhật.