Câu hỏi/bài tập:
So với hai dòng thơ đầu, bức tranh đêm nguyên tiêu ở hai dòng thơ cuối có gì khác biệt? Theo bạn, dòng thơ thứ ba Yên ba thâm xứ đàm quân sự (Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân) có vai trò gì trong việc tạo ra sự khác biệt đó?
Đọc kỹ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Advertisements (Quảng cáo)
Hai câu thơ đầu: vầng trăng thuộc về thiên nhiên
Hai câu thơ cuối: vầng trăng gắn liền với con người
Hình ảnh “Yên ba thâm xứ” gợi lên không gian sông nước mênh mang, sâu thẳm mịt mù khói sóng được kết hợp với “đàm quân sự” đã hoàn toàn xóa đi nỗi sầu li hương, khoảnh khắc nhớ nhà của những tao nhân mặc khách khi nhắc đến “khói sóng” trong thơ xưa. Đêm đã khuya nhưng vầng trăng vẫn luôn dõi theo Bác, đợi Bác trở về, ánh sáng của trăng vẫn tràn ngập khắp nơi, trăng như đang đồng hành cùng với thi nhân