Câu 1
Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản trên.
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.
Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
Thái độ của Phan Bội Châu qua lời của các nhân chứng.
Câu 2
Nhân vật chính trong truyện là ai? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Nhân vật chính: Phan Bội Châu. Dựa vào tần suất nhân vật xuất hiện trong văn bản
Câu 3
Liệt kê những hành động, lời nói của Va-ren trước và trong cuộc hội kiến với Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò, từ đó nêu nhận xét về:
a. Tính cách của nhân vật Va-ren.
b. Nghệ thuật miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật này của tác giả.
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu
- Lời hứa của Va-ren: Va-ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu
→ Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch.
- Thực chất của lời hứa: ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ngài yên vị thật xong xuôi bên ấy đã.
→ Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc, địa vị của mình.
- Lời bình của tác giả: liệu quan Toàn quyền Pháp Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.
a. Tên đểu cáng, đê hèn, vô cùng nham hiểm và thâm độc, luôn tỏ ra mình là một kẻ ban ơn, nhân đạo
b. Sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, nghệ thuật nói mỉa qua đó cho thấy thái độ mỉa mai, giễu cợt của tác giả.
Câu 4
Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê các chi tiết góp phần khắc họạ chân dung của nhân vật Phan Bội Châu trong văn bản:
Sự kiện |
Phan Bội Châu qua lời của người kể chuyện |
Phan Bội Châu qua lời thoại của Va-ren |
Phan Bội châu qua lời của đám đông và nhân chứng |
Tin tức từ truyền thông |
|||
Va-ren đến Sài Gòn |
|||
Va-ren đến Huế |
|||
Va-ren đến Hoả Lò và hội kiến với Phan Bội Châu |
|||
Kết thúc cuộc hội kiến và T.B |
Từ bảng trên, cho biết:
a. Một số nét khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Phan Bội Châu và Va-ren.
b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật.
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Sự kiện |
Phan Bội Châu qua lời của người kể chuyện |
Phan Bội Châu qua lời thoại của Va-ren |
Phan Bội châu qua lời của đám đông và nhân chứng |
Tin tức từ truyền thông |
Được “Va-ren” chăm sóc |
Kẻ phản bội |
Anh hùng dân tộc |
Advertisements (Quảng cáo) Va-ren đến Sài Gòn |
Vẫn nằm tù |
Kẻ lộn xộn, nhốn nháo |
Anh hùng dân tộc |
Va-ren đến Huế |
Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng |
Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuối ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình |
Con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt, và giờ đây đang bị, vẫn chúng, đeo gông lên vai đày đoạ trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ. |
Va-ren đến Hoả Lò và hội kiến với Phan Bội Châu |
Không nghe lọt tai câu nào |
Được Va-ren trân quý như người bạn tốt |
Anh hùng dân tộc |
Kết thúc cuộc hội kiến và T.B |
Đã nhổ vào mặt Va-ren |
a. Hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.
b. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lý thú.
Câu 5
Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Ngôi thứ 3. Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của người kể chuyện - bên ngoài tác phẩm. Câu chuyện được kể sẽ đa chiều, bao quát hơn
Câu 6
Nêu suy nghĩ của bạn về cách đặt nhan đề và cách kết thúc của văn bản.
Chú ý nhan đề và cách kết thúc để trả lời câu hỏi
- “Những trò lố” có thể hiểu là những việc làm lố lăng, lố bịch, thừa thãi, vô tác dụng và được phơi bày ra trước mắt mọi người. Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh không thể hiện những nhận xét chủ quan mà thông qua việc miêu tả cách nói năng của Varen đã nói lên chính con người hắn, tự hắn phơi bày về bản chất con người mình.
- Cụm từ "những trò lố” xuất phát từ mục đích muốn trực tiếp vạch trần những hành động lố lăng, bản chất xấu xa, thái độ đáng khinh bỉ, ngôn ngữ ” thuyết hàng” lố bịch của Va - ren. Rồi qua việc Va-ren khuyên cụ Phan Bội Châu ra hàng, cuộc nói chuyện gần như độc thoại bởi cụ Phan Bội Châu chỉ trả lời bằng cái im lặng dửng dưng, cái cười mỉm một cách kín đáo. Đó chính là cái lố bịch của câu chuyện.
- Đoạn kết tác giả tiếp tục nâng cao tính cách và thái độ của Phan Bội Châu:
+ Lời của chú lính: “Thấy đôi ngọn râu mép của anh tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay”
+ Lời bàn của tác giả: “Có thể lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười – mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua”
→ Thái độ khinh bỉ, mỉa mai kẻ thù của Phan Bội Châu
Câu 7
Xác định chủ đề, thông điệp của tác phẩm.
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
- Chủ đề: vạch trần bộ mặt cáo già, lố bịch của tên toàn quyền Va-ren mà còn thể hiện lòng trân trọng, ngưỡng mộ tính cách kiên cường, bất khuất của lãnh tụ Phan Bội Châu.
- Thông điệp: Thông qua cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữ một vị toàn quyền xảo quyệt và người tù cách mạng vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc thầm kín đả kích bản chất giả dối của chủ nghĩa thực dân và đề cao khí phách của người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu.
Câu 8
Nhận xét về mức độ phù hợp giữa mục đích sáng tác với nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm trên.
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Mục đích sáng tác được thể hiện thông qua nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật:
+ Cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
+ Vạch trần bộ mặt giả dối của tên toàn quyền Va-ren khi sang Đông Dương nhận chức.
+ Ngợi ca nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
+ Sử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập.
+ Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.
+ Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại.
+ Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh.
+ Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu.