Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Soạn bài Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) Văn 12 Chân trời sáng...

Soạn bài Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 2: Cảnh đêm nguyên tiêu được gợi tả với những nét đặc trưng nào?...

Tìm kiếm tư liệu để trả lời câu hỏi. Gợi ý giải Trước khi đọc ; Trong khi đọc: 1, 2; Sau khi đọc: 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Soạn bài Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo - Bài 8: Hai tay ta xây dựng một sơn hà. Chia sẻ với các bạn trong lớp cảm nhận của bạn về một bài thơ/ câu thơ hay của tác giả Hồ Chí Minh, trong đó có hình ảnh vầng trăng hoặc hình ảnh mùa xuân...

Trước khi đọc

Chia sẻ với các bạn trong lớp cảm nhận của bạn về một bài thơ/ câu thơ hay của tác giả Hồ Chí Minh, trong đó có hình ảnh vầng trăng hoặc hình ảnh mùa xuân.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm kiếm tư liệu để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài thơ “Cảnh khuya” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.


Trong khi đọc 1

Hãy hình dung không gian đêm rằm tháng Giêng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.

→ Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.

- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

→ Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.

→ Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.


Trong khi đọc 2

Chú ý hình ảnh con thuyền chở trăng trong hai dòng thơ cuối.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.


Sau khi đọc 1

Xác định bố cục của bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Gồm 2 phần:

Phần 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng.

Phần 2. Hai câu sau: Con người cách mạng trong đêm trăng.


Sau khi đọc 2

Đề bài: Cho biết trong hai dòng thơ đầu:

a. Cảnh đêm nguyên tiêu được gợi tả với những nét đặc trưng nào?

b. Hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp trong nguyên tác có tác dụng như thế nào trong việc gợi tả những nét đặc trưng ấy?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Cảnh thiên nhiên được khắc họa trong một đêm trăng, nhưng không phải là đêm trăng bình thường mà vào rằm tháng giêng. Trăng lúc này đang ở độ tròn trịa, đẹp nhất - “nguyệt chính viên”

- Dưới ánh trăng, điệp từ "xuân” gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân: Cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,... trong đêm rằm đầu năm .

Advertisements (Quảng cáo)

- Cảnh mở rộng với không gian ba chiều: vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước tiếp giáp với bầu trời → Tạo ra không gian bao la vô tận.

b.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi kết hợp vần, nhịp linh hoạt tạo cho câu thơ nhạc điệu


Sau khi đọc 3

So với hai dòng thơ đầu, bức tranh đêm nguyên tiêu ở hai dòng thơ cuối có gì khác biệt? Theo bạn, dòng thơ thứ ba Yên ba thâm xứ đàm quân sự (Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân) có vai trò gì trong việc tạo ra sự khác biệt đó?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Hai câu thơ đầu: vầng trăng thuộc về thiên nhiên

Hai câu thơ cuối: vầng trăng gắn liền với con người

Hình ảnh “Yên ba thâm xứ” gợi lên không gian sông nước mênh mang, sâu thẳm mịt mù khói sóng được kết hợp với “đàm quân sự” đã hoàn toàn xóa đi nỗi sầu li hương, khoảnh khắc nhớ nhà của những tao nhân mặc khách khi nhắc đến “khói sóng” trong thơ xưa. Đêm đã khuya nhưng vầng trăng vẫn luôn dõi theo Bác, đợi Bác trở về, ánh sáng của trăng vẫn tràn ngập khắp nơi, trăng như đang đồng hành cùng với thi nhân


Sau khi đọc 4

Bạn cảm nhận thế nào về hình ảnh con thuyền chở trăng ở dòng thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng)?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” thật đẹp và kì lạ, ánh trăng đang soi dòng nước hay ánh trăng đã rơi xuống mạn thuyền để cùng với thi nhân bạc bạc việc chung của đất nước. Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng thức vẻ đẹp của trăng và chính người nghệ sĩ phải có tâm hồn giao hoà, lãng mạn thì mới có thể nhìn thấy trăng đang đồng hành với mình.


Sau khi đọc 5

Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn, phong thái của nhà thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Tâm hồn yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại lạc quan của người chiến sĩ cộng sản.


Sau khi đọc 6

Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, thơ của tác giả Hồ Chí Minh thường có sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại. Bài thơ Nguyên tiêu có thế hiện sự kết hợp hai tính chất đó hay không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Thơ của tác giả Hồ Chí Minh thường được nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao vì sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại. Điều này thể hiện qua việc tác giả kết hợp các yếu tố truyền thống với xu hướng hiện đại trong việc sáng tác thơ. Bài thơ "Nguyên tiêu” cũng không ngoại lệ.

Dưới đây là cách mà bài thơ "Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh thể hiện sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại:

- Tính cổ điển:

+ Bài thơ "Nguyên tiêu” mang đậm tinh thần truyền thống của Việt Nam, nhấn mạnh vào ý thức yêu nước, lòng quê hương, và tình thương dân tộc.

+Sử dụng các từ ngữ và hình tượng truyền thống

+Những giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống thường được nhắc đến trong bài thơ.

-Tính hiện đại:

+Tuy mang tinh thần cổ điển, nhưng bài thơ "Nguyên tiêu” vẫn thể hiện sự hiện đại qua cách diễn đạt sâu sắc, tinh tế và tài hoa.

+Có thể cảm nhận được sự chân thực và tường tận trong việc truyền đạt tâm trạng, suy tư của tác giả.

+Tác giả sử dụng ngôn ngữ đời thường, gần gũi, dễ tiếp cận với độc giả hiện đại.

Vì vậy, bài thơ "Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh có thể coi là một ví dụ hay cho sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại trong văn học, đồng thời thể hiện sự sáng tạo và đa chiều trong cách thể hiện cảm xúc và tư duy của tác giả.

Advertisements (Quảng cáo)