Trang chủ Lớp 2 Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo Giải bài 2 Rừng ngập mặn Cà Mau – Tiếng Việt 2....

Giải bài 2 Rừng ngập mặn Cà Mau - Tiếng Việt 2. Ở Việt Nam, rừng ngập mặn nào lớn nhất? Nêu các lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau. Theo em, vì sao chúng ta cần phải bảo vệ ...

Soạn bài Rừng ngập mặn Cà Mau - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 61, 62 Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU

Rừng ngập mặn Cà Mau là rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.

Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây như đước, mắm, sú vẹt, dừa nước. Đó là nơi sinh sống của cò, le le, chích bông nâu,... Đây cũng là chỗ dừng chân của các loài chim di cư như sếu, bồ nông, cò thìa,...

Trong rừng ngập mặn cũng có khỉ đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn, rắn, cá sấu, ba khía,... Rừng ngập mặn đã cung cấp thức ăn và môi trường sống cho các loài động vật, thực vật. Hằng năm, đất rừng ở đây màu mỡ nhờ phù sa từ các sông rạch đổ về.

Rừng ngập mặn Cà Mau là món quà vô giá mà thiên nhiên tặng cho chúng ta.

Nguyễn Kiên Giang

  • Rừng ngập mặn: rừng ở những cửa sông ven biển.
  • Chim di cư: loài chim di chuyển theo mùa giữa nơi sinh ra là nơi tránh rét.
  • Phù Sa: đất, cát mịn và có nhiều chất màu mỡ được cuốn trôi theo dòng nước.

1. Ở Việt Nam, rừng ngập mặn nào lớn nhất?

Ở Việt Nam, rừng ngập mặn lớn nhất là rừng ngập mặn Cà Mau.

2. Tìm từ ngữ chỉ tên gọi một số loài động vật, thực vật trong bài đọc.

Từ ngữ chỉ tên gọi một số loài động vật, thực vậy trong bài đọc là:

Advertisements (Quảng cáo)

- Động vật: cò, le le, chích bông nâu, sếu, bồ nông, cò thìa, khỉ đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn, rắn, cá sâu, ba khía

- Thực vật: đước, mắm, sú vẹt, dừa nước

3. Nêu các lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau.

Các lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau:

- Là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật

- Là nơi dừng chân của các loài chim di cư

- Cung cấp thức ăn, nơi ở cho nhiều loài động vật, thực vật

4. Theo em, vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng?

Chúng ta cần bảo vệ rừng bởi rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật, đồng thời rừng có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với con người (cung cấp tài nguyên, oxi, chống lũ…)