Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 Tiếng Việt lớp...

Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức: Đọc bài thơ, em biết điều gì về cây cau. Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ. Muông thú trong...

Giải bài tập và trả lời câu hỏi Bài: Đánh giá cuối học kì 2 Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức - Tuần 35: Ôn tập và Đánh giá cuối học kì 2: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. Đọc bài thơ, em biết điều gì về cây cau. Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ. Đọc hiểu. Muông thú trong rừng mở hội thi để làm gì. Ngựa con đã chuẩn bị như thế nào cho hội thi. Ngựa con được cha khuyên thế nào. Vì sao ngựa con không nghe lời khuyên của cha. Chuyện gì xảy ra với ngựa con trong cuộc thi (Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.).Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì. Tìm trong câu chuyện 4 từ chỉ đặc điểm của ngựa con. Tìm từ có ng

Phần A - Đọc

Câu 1:

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. 

Cây cau

Trông cây cau thẳng

Em mới hỏi mèo

Mải đi bắt chuột

Có quên tài trèo?

 

Cau đứng làm thược

Đo tháng, đo ngày

Từng nấc, từng nấc

Vòng đều thân cây.

 

Cau cao, cao mãi

Tàu vươn giữa trời

Như tay xòe rộng

Hứng làn mưa rơi.

Mo như thìa lớn

Đón nước mưa lành

Tàu cau soi bóng

Bơi trong chum sành.

 

Chiều xuân mưa tạnh

Mây trời xanh êm

Tàu cau phe phẩy

Vẫy gọi trăng lên.

 

Bộp! Mo cau rụng

Xòe hoa trắng ngà

Bên cửa em học

Hương bay vào nhà

Thoảng thơm trong gió

Hương cau bay xa. 

(Ngô Viết Dinh)

a. Đọc bài thơ, em biết điều gì về cây cau?

b. Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ? 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi. 

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Đọc bài thơ, em biết về cây cau là: Cây cau thẳng, thân cây từng nấc vòng đều, tàu vươn giữa trời, mo như thìa lớn, hoa cau màu trắng ngà.

b. Em thích hình ảnh

Bộp! Mo cau rụng

Xòe hoa trắng ngà

Bên cửa em học

Hương bay vào nhà 

=> Hình ảnh tả hoa cau và hương thơm của hoa cau vô cùng sinh động, khiến em cũng cảm giác có mùi thơm dịu nhe thoang thoảng đâu đây.

Câu 2

Đọc hiểu

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch...

Ngựa cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!

Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ trắng, thỏ xám thận trọng ngắm nghĩa các đối thủ. Bác quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa con ung dung bước vào vạch xuất phát.

Tiếng hô “Bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất... Vòng thứ hai... Ngựa con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình tháng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm ngựa con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, ngựa con đỏ hoe con mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa con đã rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

(Theo Xuân Hoàng)

Từ ngữ:

- Móng: miếng sắt hình vòng cung gắn vào dưới móng chân lừa, ngựa,... để bảo vệ chân.

- Đối thủ: người (hoặc đội) tranh thắng thua với người (đội) khác.

- Thảng thốt: hoảng hốt vì bất ngờ.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Muông thú trong rừng mở hội thi để làm gì?

- Chọn con vật khỏe nhất

- Chọn con vật nhanh nhất

- Chọn con vật đẹp nhất

b. Ngựa con đã chuẩn bị như thế nào cho hội thi?

- Đến gặp bác thợ rèn để xem lại bộ móng

- Chăm chỉ tập chạy với những sải bước dài

- Chải chuốt, mải mê soi bóng mình dưới suối

c. Ngựa con được cha khuyên thế nào?

- Cần chuẩn bị cho mình một bộ đồ nâu tuyệt đẹp

Advertisements (Quảng cáo)

- Cần chải chuốt bộ bờm dài cho ra dáng nhà vô địch

- Cần phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng

d. Vì sao ngựa con không nghe lời khuyên của cha?

e. Chuyện gì xảy ra với ngựa con trong cuộc thi? (Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.)

Cái móng của ngựa lung lay rồi (...). Gai nhọn (...) làm ngựa con đâu điếng. Ngựa con chạy (...) và cuối cùng (...).

g. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì?

h. Tìm trong câu chuyện 4 từ chỉ đặc điểm của ngựa con.

i. Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với từ khỏe khoắn.

k. Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông. 

Năm ấy, muông thú mở cuộc chạy đua trong rừng(...) Tham gia cuộc đua có ngựa con(...) hươu chị(...) hươu em(...) thỏ trắng(...) thỏ xám,... Ai sẽ trở thành nhà vô địch đây(...) Tất cả đều mong muốn mình giành được vòng nguyệt quế của cuộc đua.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc văn bản để hoàn thành bài tập. 

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Muông thú trong rừng mở hội thi để:

- Chọn con vật nhanh nhất

b. Ngựa con đã chuẩn bị cho hội thi là:

- Chải chuốt, mải mê soi bóng mình dưới suối

c. Ngựa con được cha khuyên:

- Cần phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng

d. Ngựa con không nghe lời khuyên của cha vì cậu chủ quan, nghĩ rằng móng của mình đã đủ chắc chắn rồi.

e. Chuyện xảy ra với ngựa con trong cuộc thi là:

Cái móng của ngựa lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm ngựa con đâu điếng. Ngựa con chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại.

g. Qua câu chuyện, em rút ra bài học là: đừng bào giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

h. 4 từ chỉ đặc điểm của ngựa con trong câu chuyện là: sửa soạn, ung dung, chải chuốt, khỏe khoắn, chủ quan,...

i. Từ có nghĩa giống với từ khỏe khoắn: khỏe mạnh, mạnh mẽ, cường tráng,..

- Từ có nghĩa trái ngược với từ khỏe khoắn: yếu đuốt, ốm yếu, yếu ớt,...

k. Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông.

Năm ấy, muông thú mở cuộc chạy đua trong rừng. Tham gia cuộc đua có ngựa con, hươu chị, hươu em, thỏ trắng, thỏ xám,... Ai sẽ trở thành nhà vô địch đây? Tất cả đều mong muốn mình giành được vòng nguyệt quế của cuộc đua. 

Phần B - Viết

Câu 1:

Nghe viết:

Nhà ốc

Ba gửi cho bé

Hẳn một ngôi nhà:

Một vỏ ốc biển

Từ ngoài đảo xa!

 

Bao nhiêu ngọn gió

Chơi trốn chơi tìm

Gió vào nhà ốc

Nói cười huyên thuyên...

Bé nghe gió kể

Miền xa nắng tràn

Bé nghe gió hát

Những lời mênh mang.

 

Mơ mình nhỏ lại

Lấy ốc làm nhà

Cuộc trong vỏ ốc

Như ngồi lòng ba!  

(Thụy Anh)


Answer - Lời giải/Đáp án

Em thực hiện viết vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng.

- Giữa các khổ thơ phải cách 1 dòng. 

Câu 2

Viết đoạn văn kể về một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong năm học vừa qua.

Gợi ý:

- Sự việc để lại ấn tượng là gì?

- Sự việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?

- Sự việc đó diễn ra thế nào? Điều gì làm cho em ấn tượng nhất?

- Em có cảm nghĩ gì về sự việc đó? 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em nhớ lại chuyện em ấn tượng trong năm học vừa qua và dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.   

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài tham khảo 1:

Trong năm học vừa qua, em ấn tượng sâu sắc nhất là buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của trường em. Trong buổi biểu diễn văn nghệ có rất nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó em thích nhất là tiết mục Thầy bói xem voi. Tiết mục minh họa lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi do các bạn học sinh lớp 3A biểu diễn. Cả sân trường được một phen cười no bụng. Ngoài ra còn có rất nhiều tiết mục văn nghệ hay. Buổi diển đã mang lại cho chúng em niềm vui, tiếng cười và sự thư giãn. Em rất yêu thích buổi diễn văn nghệ này.

Bài tham khảo 2:

Vậy là một năm học nữa lại kết thúc với biết bao kỉ niệm đẹp. Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em là ngày hội “Tết trồng cây” của trường em phát động. Em và các bạn đã cùng nhau trồng cây, dọn dẹp vệ sinh trường học,... Các anh chị lớp lớn phụ trách đào đất, trồng cây. Lớp em được phân công chăm sóc các bồn cây trên sân trường. Chúng em đã nhặt sạch rác trong bồn. Sau đó, các bạn nam đi lấy nước. Còn các bạn nữ sẽ tưới cây. Sau buổi lao động, em cảm thấy rất vui vì vừa có thể rèn luyện sức khỏe, vừa có thể góp phần bảo vệ môi trường. Em hi vọng sau này sẽ được tham gia thêm nhiều hoạt động ý nghĩa hơn nữa.