Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức Bài: Ôn tập cuối học kì 2 – Tiết 3, 4 trang...

Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức: Nêu tên tác giả các bài thơ dưới đây. Đọc thuộc 2 – 3 khổ thơ trong một bài...

Giải bài tập và trả lời câu hỏi Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức - Tuần 35: Ôn tập và Đánh giá cuối học kì 2: Nêu tên tác giả các bài thơ dưới đây. Đọc thuộc 2 – 3 khổ thơ trong một bài thơ em đã đọc. Đọc bài dưới đây và thực hiện yêu cầu. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài Đàn chim gáy theo các nhóm dưới đây. Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ dưới đây. Dựa vào tranh dưới đây, đặt câu có hình ảnh so sánh (theo mẫu).

Câu 1

Nêu tên tác giả các bài thơ dưới đây. Đọc thuộc 2 – 3 khổ thơ trong một bài thơ em đã đọc. 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em nhớ lại các bài thơ và trả lời câu hỏi. 

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đất nước là gì (Huỳnh Mai Liên)

- Tiếng nước mình (Trúc Lâm)

- Một mái nhà chung (Định Hải) 

Câu 2

Đọc bài dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Đàn chim gáy

Bây giờ đang là mùa gặt tháng Mười, hàng đàn chim gáy cắn đuôi nhau, lượn vòng rồi xà xuống ruộng gặt.

Đó là những con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc “tạp dề” công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng gáy càng trong càng dài, mỗi mùa càng được vinh dự đeo thêm vòng cườm đẹp quanh cổ.

Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì chim gáy về, bay vần quanh trên các ngọn tre, rồi từng đàn sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. Con mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xòe như múa. Con đực còn nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo. Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, cặm cụi sau người đi mót lúa. 

Tôi rất thích chim gáy. Con chim gáy phúc hậu và chăm chỉ, con chim gáy mơ màng, con chim gáy no ấm của mùa gặt hái tháng Mười. 

(Theo Tô Hoài)

Từ ngữ:

- Thủng thỉnh: chậm rãi, từ từ, tỏ ra không có gì vội vàng.

- Tha thẩn: (đi) thong thả và lặng lẽ từ chỗ này đến chỗ khác.

a. Khi nào chim gáy bay về cánh đồng làng?

b. Nêu những đặc điểm của chim gáy.

c. Em thích đặc điểm nào của loài chim gáy? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ bài đọc để tìm các câu trả lời phù hợp. 

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Mùa gặt tháng Mười chim gáy bay về cánh đồng làng.

b. Những đặc điểm của chim gáy: hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc “tạp dề” công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.

c. Em thích đặc điểm: chiếc “tạp dề” cườm biếc lấp lánh. Vì nó làm em liên tưởng đến những trang sức lấp lánh, đẹp đẽ. 

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3

Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài Đàn chim gáy theo các nhóm dưới đây: 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào bài đọc, suy nghĩ và phân loại phù hợp. 

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Đặc điểm về màu sắc: đôi mắt nâu trầm ngâm.

b. Đặc điểm về hình dáng: béo nục, cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc tạp dề công nhân đầy cườm lấp lánh biêng biếc.

c. Đặc điểm về tính tình, phẩm chất: hiền lành. 

Câu 4

Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ dưới đây:

Hiền lành, chăm chỉ, đông đúc

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.   

Answer - Lời giải/Đáp án

- hiền lành: tốt bụng, lương thiện.

- Chăm chỉ: siêng năng, cần cù.

- Đông đúc: tấp nập 

Câu 5

Dựa vào tranh dưới đây, đặt câu có hình ảnh so sánh (theo mẫu). 

Mẫu: Vầng trăng khuyết trông như con thuyền trôi. 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em quan sát các tranh và đặt câu. 

Answer - Lời giải/Đáp án

- Những chiếc lá bay trong gió như những chú cá đang tung tăng dưới đại dương

- Tán lá cọ xòe trong như ông mặt trời chói chang giữa trưa hè 

Advertisements (Quảng cáo)