Trang chủ Lớp 5 SGK Đạo đức 5 - Kết nối tri thức Nhận diện các nguy cơ xâm hại – Em hãy nêu tình...

Nhận diện các nguy cơ xâm hại - Em hãy nêu tình huống có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên và giải thích vì sao...

Đọc kĩ thông tin, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. Giải chi tiết Câu hỏi 4 trang 50 Khám phá SGK Đạo đức 5 - Bài 7: Phòng tránh xâm hại.

Câu hỏi/bài tập:

a, Nhận diện các nguy cơ xâm hại

Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:

- Em hãy nêu tình huống có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên và giải thích vì sao.

- Hãy nêu thêm các tình huống có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.

b, Tìm hiểu cách phòng tránh bị xâm hại

Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:

- Em hãy nêu cách phòng, tránh bị xâm hại trong các bức tranh trên.

- Hãy nêu thêm cách phòng tránh bị xâm hại khác mà em biết.

c.

Tìm hiểu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại

Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ thông tin, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Các tình huống có nguy cơ bị xâm hại:

+ Tranh 1: Bạn nữ chấp nhận lên xe để người lạ chở.Người lạ có thể có ý đồ xấu, như cưỡng đoạt, lạm dụng tình dục hoặc tấn công.

+ Tranh 2: Người phụ nữ lạ mặt dụ dỗ bạn nam đi theo để cho quà. Người lạ có thể có ý đồ lừa dối, bắt cóc hoặc lạm dụng tình dục.

+ Tranh 3: Người đàn ông dụ dỗ bạn nữ mở cửa cho mình vào nhà. Người lạ có thể có ý đồ xâm hại tình dục, cướp tài sản hoặc gây thương tích.

+ Tranh 4: Bạn nam đi đường rừng, vừa tối vừa vắng vẻ. Có nguy cơ gặp phải kẻ xâm hại, như cướp, bắt cóc hoặc tấn công.

Advertisements (Quảng cáo)

- Ngoài ra, còn có một số tình huống khác có nguy cơ bị xâm hại, bao gồm:

+ Gặp một người lạ mặt đang cố gắng tiếp cận trẻ em qua mạng Internet hoặc qua các ứng dụng trò chuyện trực tuyến.

+ Trẻ em bị mời vào nhà hoặc vào phòng riêng tư của người lớn mà không có sự giám sát của người trưởng thành.

+ Trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi người trong gia đình hoặc người quen biết.

+ Trẻ em bị đe dọa, bắt nạt hoặc tấn công tại trường học hoặc trong môi trường xã hội khác.

b.

- Cách phòng tránh bị xâm hại trong các bức tranh trên:

+ Tranh 1: Từ chối đi cùng người lạ

+ Tranh 2: Không nhận quà của người lạ

+ Tranh 3: Không mở cửa cho người lạ vào nhà

+ Tranh 4: Luôn đi cùng người thân ở những nơi vắng vẻ

- Một số cách phòng tránh xâm hại:

+ Kể ngay cho bố mẹ biết nếu có vấn đề xâm hại xảy ra

+ Học thêm về kỹ năng sống để nhận biết những hành động xâm hại

c.

- Các cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên:

+ Tranh 1: Tránh xa người khả nghi

+ Tranh 2: Hô to khi thấy có kẻ lạ mặt cố tình tiếp cận

+ Tranh 3: Nói chuyện với thầy cô về việc bị xâm hại tại gia đình

+ Tranh 4: Đến phòng tư vấn tâm lý học đường để được bác sĩ tư vấn.

- Một số cách khác:

+ Gọi đến những số điện thoại cứu trợ trẻ em

+ Gửi tín hiệu cầu cứu: hét lớn, bấm còi báo động,..