Trang chủ Lớp 5 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 - Chân trời sáng tạo Bản 1 Tuần 12 trang 33, 34, 35 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân...

Tuần 12 trang 33, 34, 35 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 1: Khánh: An ơi, chiều nay có trận đấu với trường Cầu Giấy đấy! Cậu có đi xem không? Rồi mình ra Hồ Tây...

HS tích cực tham gia tổng kết hoạt động trong tháng hành động "Em là học sinh thân thiện”: kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế. . . Giải SHDC: CH 1, CH 2; HĐ 8: CH 1, CH 2, CH 3; HĐ 9: CH 1, CH 2, CH 3; SHL: CH 1, CH 2, CH 3 - Tuần 12 trang 33, 34, 35 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 1 - Chủ đề 3. Tri ân thầy cô kết nối bạn bè. Tham gia tổng kết hoạt động trong tháng hành động "Em là học sinh thân thiện”...Khánh: An ơi, chiều nay có trận đấu với trường Cầu Giấy đấy! Cậu có đi xem không? Rồi mình ra Hồ Tây chơi

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) Câu hỏi 1

Tham gia tổng kết hoạt động trong tháng hành động "Em là học sinh thân thiện”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS tích cực tham gia tổng kết hoạt động trong tháng hành động "Em là học sinh thân thiện”: kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế...

Answer - Lời giải/Đáp án

Học sinh tham gia tổng kết hoạt động trong tháng hành động "Em là học sinh thân thiện” tại trường học, lớp học.


Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) Câu hỏi 2

Tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt kết quả cao trong tháng hành động.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS tích cực tham gia tổng kết hoạt động trong tháng hành động "Em là học sinh thân thiện”: kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế...

Answer - Lời giải/Đáp án

Tổ chức tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động trên.


Hoạt động (HĐ) 8 Câu hỏi 1

Chọn một vấn đề đã xảy ra trong quan hệ của em với thầy cô hoặc bạn bè và mô tả về vấn đề đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ thực tế để làm bài tập này. HS chọn một vấn đề đã xảy ra trong quan hệ của em với thầy cô hoặc bạn bè và xác định cách giải quyết vấn đề sao cho hợp lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vấn đề đã xảy ra trong quan hệ của em với bạn bè: Do gia đình có việc bận đột xuất nên em đã phải hủy buổi đi tham quan bảo tàng với Trang mà chúng em đã hẹn từ lâu.


Hoạt động (HĐ) 8 Câu hỏi 2

Xác định cách giải quyết vấn đề trên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ thực tế để làm bài tập này. HS chọn một vấn đề đã xảy ra trong quan hệ của em với thầy cô hoặc bạn bè và xác định cách giải quyết vấn đề sao cho hợp lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách giải quyết vấn đề trên:

- Nói lời xin lỗi trực tiếp ngay sau khi xảy ra vấn đề.

- Nhờ sự hỗ trợ của người khác.


Hoạt động (HĐ) 8 Câu hỏi 3

Trình bày về cách giải quyết vấn đề của em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ thực tế để làm bài tập này. HS chọn một vấn đề đã xảy ra trong quan hệ của em với thầy cô hoặc bạn bè và xác định cách giải quyết vấn đề sao cho hợp lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách giải quyết vấn đề của em:

Em đã xin lỗi bạn và chủ động hẹn bạn một dịp khác đi chơi cùng, đồng thời nhờ sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp để hai chúng em có cơ hội gặp mặt nhau.


Hoạt động (HĐ) 9 Câu hỏi 1

Trao đổi để xây dựng một số tình huống thường xảy ra trong quan hệ với thầy cô và bạn bè.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS trao đổi với các bạn trong lớp để xây dựng một số tình huống thường xảy ra trong quan hệ với thầy cô và bạn bè và sắm vai xử lý một trong các tình huống đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

HS trao đổi với bạn và nêu ra một số tình huống thường xảy ra trong quan hệ với thầy cô và bạn bè: Em không làm bài tập nên bị thầy trách phạt; Em và bạn bất đồng quan điểm trong tiết học...


Hoạt động (HĐ) 9 Câu hỏi 2

Chia sẻ về tình huống vừa xây dựng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS trao đổi với các bạn trong lớp để xây dựng một số tình huống thường xảy ra trong quan hệ với thầy cô và bạn bè và sắm vai xử lý một trong các tình huống đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tiết học Toán kết thúc, thầy giáo giao bài tập về nhà cho cả lớp thầy yêu cầu các bạn làm ra bài ra giấy kiểm tra và nộp lại vào sáng hôm sau để lấy điểm, nhưng do mải chơi nên An quên không làm bài của thầy, sáng ngày hôm sau khi lớp trưởng thu bài thì An không có bài để nộp, An cảm thấy có lỗi nên đã chủ động xin lỗi thầy giáo.


Hoạt động (HĐ) 9 Câu hỏi 3

Lựa chọn một tình huống đã xây dựng để sắm vai xử lý tình huống đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS trao đổi với các bạn trong lớp để xây dựng một số tình huống thường xảy ra trong quan hệ với thầy cô và bạn bè và sắm vai xử lý một trong các tình huống đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Thầy: Tiết học đến đây là kết thúc, các em về nhà thực hiện bài tập số 2 và 3 ra giấy kiểm tra. Sáng mai thầy nhờ bạn Tùng thu lại giúp thầy. Thầy sẽ lấy điểm 15 phút nhé!

Cả lớp: Vâng ạ!

Khánh: An ơi, chiều nay có trận đấu với trường Cầu Giấy đấy! Cậu có đi xem không? Rồi mình ra Hồ Tây chơi.

An: Nhưng tớ phải làm bài tập Tóan đã.

Khánh: Ui, có mỗi 2 bài, để đó tối về làm một tí là xong.

An: Ừ thì đi!

Hai bạn đi chơi đến 19h mới về nên An quên mất bài tập mình phải làm. Sáng hôm sau đến lớp, khi Tùng thu bài An mới nhớ ra những không thể làm kịp, vậy là An đã không có bài nộp cho thầy.

Đến cuối giờ học, An chủ động lên bàn giáo viên gặp thầy với thái độ ăn năn:

An: Em xin lỗi thầy ạ! Do em mải chơi nên đã quên không làm bài tập Toán, em mong thầy tha lỗi cho em, em sẽ làm bài bù để nộp cho thầy và xin hứa sẽ không tái phạm nữa ạ!

Thầy: Được rồi! Em biết nhận lỗi thế là tốt! Em làm bài và nộp lại cho thầy. Lần sau cần chú ý hơn nhé!

An: Dạ vâng! Em cảm ơn thầy ạ!


Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 1

Chơi trò chơi "Hoà nhập – hoà tan”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa.

- Quản trò: Hoà nhập! Hoà nhập!

- Cả lớp: Nhập mấy? Nhập mấy?

- Quản trò: Nhập ba! Nhập ba!

Cả lớp thực hiện theo hiệu lệnh của quản trò. Bạn nào không vào được nhóm đủ ba người sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

- Quản trò: Hoà tan! Hoà tan!

Cả lớp lại tách ra thành vòng tròn và chơi lượt tiếp theo.

HS liên hệ bản thân, nêu cảm xúc sau khi tham gia trò chơi, HS chia sẻ về những việc em đã làm để kết nối bạn bè và nuôi dưỡng tình bạn trong thời gian qua.

Answer - Lời giải/Đáp án

HS tích cực tham gia trò chơi với cả lớp.


Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 2

Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em sau khi tham gia trò chơi.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa.

- Quản trò: Hoà nhập! Hoà nhập!

- Cả lớp: Nhập mấy? Nhập mấy?

- Quản trò: Nhập ba! Nhập ba!

Cả lớp thực hiện theo hiệu lệnh của quản trò. Bạn nào không vào được nhóm đủ ba người sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

- Quản trò: Hoà tan! Hoà tan!

Cả lớp lại tách ra thành vòng tròn và chơi lượt tiếp theo.

HS liên hệ bản thân, nêu cảm xúc sau khi tham gia trò chơi, HS chia sẻ về những việc em đã làm để kết nối bạn bè và nuôi dưỡng tình bạn trong thời gian qua.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cảm xúc của em sau khi tham gia trò chơi: em cảm thấy rất vui. Trò chơi không chỉ đòi hỏi sự tính toán mà còn thách thức sự nhanh nhẹn của mỗi người khiến em rất thích. Trò chơi đã giúp chúng em gắn kết với nhau hơn.


Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 3

Chia sẻ về những việc em đã làm để kết nối bạn bè và nuôi dưỡng tình bạn trong thời gian qua.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa.

- Quản trò: Hoà nhập! Hoà nhập!

- Cả lớp: Nhập mấy? Nhập mấy?

- Quản trò: Nhập ba! Nhập ba!

Cả lớp thực hiện theo hiệu lệnh của quản trò. Bạn nào không vào được nhóm đủ ba người sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

- Quản trò: Hoà tan! Hoà tan!

Cả lớp lại tách ra thành vòng tròn và chơi lượt tiếp theo.

HS liên hệ bản thân, nêu cảm xúc sau khi tham gia trò chơi, HS chia sẻ về những việc em đã làm để kết nối bạn bè và nuôi dưỡng tình bạn trong thời gian qua.

Answer - Lời giải/Đáp án

Những việc em đã làm để kết nối bạn bè và nuôi dưỡng tình bạn trong thời gian qua: tổ chức dã ngoại cùng nhau, tổ chức hoạt động tập văn nghệ cùng nhau,…