Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) Câu hỏi 1
Chơi trò chơi Rung chuông vàng theo chủ đề “Lễ hội chào đón năm mới”
HS tham gia chơi trò chơi và liên hệ bản thân để chia sẻ những điều mình tìm hiểu được về lễ hội chào đón năm mới ở ba miền.
HS tích cực tham gia trò chơi Rung chuông vàng theo chủ đề “Lễ hội chào đón năm mới” cùng các bạn.
Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) Câu hỏi 2
Chia sẻ những điều em tìm hiểu được về lễ hội chào đón năm mới ở ba miền.
HS tham gia chơi trò chơi và liên hệ bản thân để chia sẻ những điều mình tìm hiểu được về lễ hội chào đón năm mới ở ba miền.
1. Ở mỗi miền lễ hội chào đón năm mới diễn ra có những điểm khác biệt:
- miền bắc:
+ Mâm cỗ Tết ở miền Bắc cũng giống như mâm cỗ Tết ba miền thường có những món ăn truyền thống như bánh chưng, nem rán, giò lụa, thịt gà, thịt heo, hạt dưa, hành muối, mướp đắng, củ kiệu...Những món ăn này thể hiện sự tôn trọng và tri ân đến tổ tiên.
+ Đối với người dân miền Bắc, ngoài mâm cỗ, cành đào, ngày tết trên bàn thờ nhất định phải có một mâm ngũ quả với nhiều loại quả khác nhau. Mâm ngũ quả của các gia đình miền Bắc thường không thể thiếu 3 loại quả chính là chuối, bưởi và quýt. Mâm ngũ quả của các gia đình người dân miền Bắc cũng như ở Tết ba miền là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên.
- miền trung:
+ Tết miền Trung lại có sự đa dạng và phong phú trong ẩm thực. Ngoài các món ăn truyền thống như bánh chưng, giò lụa, thịt gà, thịt heo, hạt dưa, hành muối, mâm cỗ Tết miền Trung còn có thêm các món như bánh bèo, bánh bột lọc, nem lụi, chả cá, chả mực, mực nướng… Đặc biệt, miền Trung nổi tiếng với các loại mắm, nước mắm đặc sản độc đáo, đem đến hương vị đặc trưng cho bữa ăn Tết.
+ Tết ở miền Trung bắt đầu khá sớm, từ 20 tháng chạp âm lịch là nhà nhà, người người đã rộn ràng sửa soạn đón tết. Đối với người dân miền Trung thì mối dây liên hệ gia đình vô cùng quan trọng. Vì vậy, cho dù có đi làm ăn xa, đến ngày 30 tết mọi người cũng kịp về để sum họp, quây quần bên gia đình.
- miền nam:
Mai là loại hoa không thể thiếu trong các gia đình miền Nam ngày tết. Vào những ngày trước tết, mọi nhà đều săn tìm cho mình một cây mai ưng ý nhất để chưng trong nhà những ngày tết. Mai là loài hoa đẹp, là biểu tượng ngày tết rất đặc trưng của người miền Nam. Cũng như đào với người dân miền Bắc, tết thiếu mai đối với người miền Nam như thiếu đi cô gái đẹp mang mùa xuân đến với mọi nhà.
Hoạt động (HĐ) 5 Câu hỏi 1
Tìm những từ ngữ về hoạt động kinh doanh có trong bài thơ dưới đây:
EM HỌC KINH DOANH
Cùng nhau tổ chức chợ xuân
Cùng nhau trải nghiệm một lần kinh doanh
Trước tiên quan sát xung quanh
Mua - bán, sản xuất những ngành nghề chi...
Kinh doanh gồm những việc gì?
Nào thì tiền vốn, nào thì nhân công
Hàng này, kia bán được không?
Ngoài lãi, không lỗ còn mong đợi gì?
Từng việc phải tính chi li
Hàng hoá, chi phí,... trước khi vận hành
Nghĩ chậm nhưng quyết phải nhanh
Chần chừ cơ hội dễ thành ra tro
Kinh doanh nhiều việc phải lo
Cần lập kế hoạch sao cho kĩ càng.
(Phạm Khuê Tú)
HS đọc bài thơ và tìm những từ ngữ về hoạt động kinh doanh có trong bài thơ, sau đó liệt kê các công việc của hoạt động kinh doanh mà mình biết.
Một số từ ngữ: tổ chức chợ xuân, mua – bán, sản xuất, vốn, nhân công, lãi, lỗ, hàng hoá, chi phí, kế hoạch
Hoạt động (HĐ) 5 Câu hỏi 2
Liệt kê các công việc của hoạt động kinh doanh mà em biết.
HS đọc bài thơ và tìm những từ ngữ về hoạt động kinh doanh có trong bài thơ, sau đó liệt kê các công việc của hoạt động kinh doanh mà mình biết.
Các công việc bao gồm hoạt động sản xuất, mua, bán, thuê nhân công
Hoạt động (HĐ) 6 Câu hỏi 1
Nêu những mặt hàng thường được mua - bán trong "Hội chợ xuân”.
Advertisements (Quảng cáo)
- Lập danh sách các mặt hàng;
- Chuẩn bị đồ dùng, nguyên – vật liệu,...
Những mặt hàng thường được mua - bán trong "Hội chợ xuân”:
- Bánh chưng, bánh tét, mứt Tết, kẹo,...
- Đồ trang trí nhà cửa: Cây đào, cây quất, câu đối đỏ, lồng đèn,...
- Quần áo mới, giày dép.
- Các loại quà tặng: Tranh ảnh, đồ lưu niệm,...
Câu 6
Thảo luận về những công việc cần thực hiện để tổ chức "Hội chợ xuân”.
- Lập danh sách các mặt hàng;
- Chuẩn bị đồ dùng, nguyên – vật liệu,...
- Tìm kiếm địa điểm phù hợp.
- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết như: Âm thanh, ánh sáng, an ninh,...
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như: Báo chí, truyền hình, internet.
- Lập danh sách các mặt hàng;
- Chuẩn bị đồ dùng, nguyên – vật liệu,...
- Biểu diễn nghệ thuật.
- Các trò chơi dân gian.
Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 1
Nghe thầy, cô giáo phổ biến về kế hoạch "Hội chợ xuân” do nhà trường tổ chức.
– Khu vực mỗi lớp trong sân trường;
– Cách giữ vệ sinh chung.
HS chăm chú lắng nghe thầy, cô giáo phổ biến về kế hoạch "Hội chợ xuân” do nhà trường tổ chức.
Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 2
Thảo luận về hoạt động chung do lớp phụ trách trong kế hoạch "Hội chợ xuân” của nhà trường.
– Khu vực mỗi lớp trong sân trường;
– Cách giữ vệ sinh chung.
HS tích cực tham gia thảo luận với các bạn trong lớp về hoạt động chung do lớp phụ trách trong kế hoạch "Hội chợ xuân” của nhà trường.
- Trang trí khu vực:
+ Sử dụng các vật liệu trang trí như: Băng rôn, cờ phướn, hoa, cây cảnh,...
+ Tạo điểm nhấn cho khu vực của lớp bằng cách trang trí theo chủ đề riêng.
- Bố trí gian hàng:
+ Bố trí gian hàng khoa học, hợp lý, thuận tiện cho việc mua bán.
+ Phân chia khu vực trưng bày sản phẩm và khu vực thanh toán.
- Chuẩn bị sản phẩm:
+ Lựa chọn sản phẩm phù hợp với chủ đề hội chợ và nhu cầu của học sinh.
+ Chuẩn bị số lượng sản phẩm đủ để đáp ứng nhu cầu mua sắm.
+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, an toàn cho người sử dụng
Cụ thể:
Lớp 1: Trang trí khu vực theo chủ đề "Vẽ tranh chủ đề ngày Tết”.
Lớp 2: Biểu diễn văn nghệ với các bài hát về mùa xuân.
Lớp 3: Tổ chức trò chơi dân gian như: Kéo co, ném còn,...
Lớp 4: Thi vẽ tranh với chủ đề "Cảm nhận về mùa xuân”.
Lớp 5: Bán các sản phẩm do học sinh tự làm như: Bánh kẹo, đồ handmade,...