Trang chủ Lớp 5 SGK Toán 5 - Bình Minh Bài 80. Luyện tập trang 105 Toán 5 – Bình Minh: Cho...

Bài 80. Luyện tập trang 105 Toán 5 - Bình Minh: Cho hình tròn tâm O và hình tròn tâm I. Biết rằng AB = 16 cm; AC = 12 cm...

Hướng dẫn trả lời toán lớp 5 trang 105 - Luyện tập - SGK Bình Minh. Số? Cho hình tròn tâm O và hình tròn tâm I. Biết rằng AB = 16 cm; AC = 12 cm. Diện tích phần tô màu bằng ? cm2. Cho hình tròn tâm O, đường kính AB = 40 cm...

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 105 SGK Toán 5 Bình Minh

Số?

Cho hình tròn tâm O và hình tròn tâm I. Biết rằng AB = 16 cm; AC = 12 cm. Diện tích phần tô màu bằng ? cm2.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Bán kính hình tròn tâm I = AB : 2

- Bán kính hình tròn tâm O = AC : 2

- Diện tích phần tô màu = diện tích hình tròn tâm I – diện tích hình tròn tâm O.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài giải

Bán kính hình tròn tâm I là:

16 : 2 = 8 (cm)

Diện tích hình tròn tâm I là:

8 × 8 × 3,14 = 200,96 (cm2)

Bán kính hình tròn tâm O là:

12 : 2 = 6 (cm)

Diện tích hình tròn tâm O là:

6 × 6 × 3,14 = 113,04 (cm2)

Diện tích phần tô màu là:

200,96 – 113,04 = 87,92 (cm2)

Vậy diện tích phần tô màu bằng 87,92 cm2.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 105 SGK Toán 5 Bình Minh

Cho hình tròn tâm O, đường kính AB = 40 cm. Tính diện tích phần tô màu xanh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Bán kính hình tròn tâm O = AB : 2

- Bán kính hình tròn bé = Bán kính hình tròn tâm O : 2

- Hai hình tròn có bán kính bằng nhau nên diện tích bằng nhau.

- Diện tích phần tô màu xanh = diện tích hình tròn tâm O – diện tích 1 hình tròn bé × 2

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài giải

Bán kính hình tròn tâm O là:

40 : 2 = 20 (cm)

Diện tích hình tròn tâm O là:

20 × 20 × 3,14 = 1256 (cm2)

Bán kính hình tròn bé là:

20 : 2 = 10 (cm)

Diện tích 1 hình tròn bé là:

10 × 10 × 3,14 = 314 (cm2)

Advertisements (Quảng cáo)

Diện tích phần tô màu xanh là:

1256 – 314 × 2 = 628 (cm2)

Đáp số: 628 cm2.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 105 SGK Toán 5 Bình Minh

Cho đoạn thẳng AB = 12 cm. Trên đoạn thẳng AB, lấy điểm O và điểm C, sao cho AO = 6 cm và AC = 9 cm.

a) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 6 cm.

b) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 3 cm

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a)

- Mở com-pa để đầu com-pa trùng với vạch 0 cm và đầu bút chì trùng với vạch 6 cm trên thước.

- Đặt đầu com-pa trùng với điểm O, cho đầu bút chì sát vào mặt giấy rồi quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm O có bán kính 6 cm.

b)

- Mở com-pa để đầu com-pa trùng với vạch 0 cm và đầu bút chì trùng với vạch 3 cm trên thước.

- Đặt đầu com-pa trùng với điểm C, cho đầu bút chì sát vào mặt giấy rồi quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm C có bán kính 3 cm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Dùng compa vẽ hình vào vở theo hướng dẫn ở trên ta có hình vẽ như sau:


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 105 SGK Toán 5 Bình Minh

Một hồ nước tạo thành từ một hình vuông có cạnh 100 m và hai nửa hình tròn như hình bên. Tính diện tích hồ nước đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Bán kính hai nửa hình tròn = cạnh hình vuông : 2

- Diện tích hình vẽ = Diện tích hình vuông + Diện tích hai nửa hình tròn

- Diện tích hình vuông = cạnh × cạnh.

- Diện tích hai nửa hình tròn = Diện tích hình tròn = r × r × 3,14.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài giải

Diện tích hình đã cho bằng tổng diện tích hình vuông và hai nửa đường tròn.

Tổng diện tích hai nửa hình tròn bằng diện tích hình tròn đường kính 100 m.

Bán kính hình tròn là:

100 : 2 = 50 (m)

Diện tích hình tròn là:

50 × 50 × 3,14 = 7 850 (m2)

Diện tích hình vuông là:

100 × 100 = 10 000 (m2)

Diện tích hồ nước đó là:

10 000 + 7 850 = 17 850 (m2)

Đáp số: 17 850 m2.