Bước 1: Thể tích bể thứ nhất = cạnh x cạnh x cạnh. Giải Câu hỏi 4 trang 47 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo - Bài 75. Em làm được những gì?.
Bể kính thứ nhất có dạng hình lập phương cạnh 4 dm và chứa đầy nước. Bể kính thứ hai có dạng hình hộp chữ nhật và đang không có nước. Đổ hết nước từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thì vừa đây. Biết bể thứ hai có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm. Tính chiều cao của bể thứ hai. (Biết bề dày kính không đáng kể.)
Bước 1: Thể tích bể thứ nhất = cạnh x cạnh x cạnh
Bước 2: Chiều cao của bể thứ hai = thể tích : chiều dài : chiều rộng
Advertisements (Quảng cáo)
Thể tích bể kính thứ nhất là:
4 x 4 x 4 = 64 (dm3)
Vì đổ hết nước từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thì vừa đầy, nên thể tích bể thứ nhất bằng thể tích bể thứ hai.
Chiều cao của bể thứ hai là:
64 : 5 : 4 = 3,2 (dm)
Đáp số: 3,2 dm