Câu 1
a) Dựa vào hình ảnh dưới đây, viết các phép tính để tìm:
- Số bánh còn lại của Mèo Xám.
- Số bánh Mèo Trắng đã ăn.
b) Dùng ba số 15; 6; 9 để viết hai phép cộng và hai phép trừ.
Gọi tên các thành phần của từng phép tính đó.
c) Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong mỗi phép tính sau.
732 + .?. = 965
.?. – 1,25 = 4,3
$\frac{1}{2} - .?. = \frac{1}{6}$
Dựa vào kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
a) - Số bánh còn lại của Mèo Xám: 15 – 6 = 9
- Số bánh Mèo Trắng đã ăn: 9 + 6 = 15
b) Dùng ba số 15; 6; 9 để viết hai phép cộng là:
6 + 9 = 15
(Số 6 và 9 gọi là số hạng; Số 15 gọi là tổng)
9 + 6 = 15
(Số 6 và 9 gọi là số hạng; Số 15 gọi là tổng)
Dùng ba số 15; 6; 9 để viết hai phép trừ là:
15 – 9 = 6
(Số 15 là số bị trừ; số 9 là số trừ; 6 là hiệu)
15 – 6 = 9
(Số 15 là số bị trừ; số 6 là số trừ; 9 là hiệu)
c) 732 + .?. = 965
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
.?. – 1,25 = 4,3
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
$\frac{1}{2} - .?. = \frac{1}{6}$
Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
Câu 2
Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng, thay .?. bằng từ thích hợp.
a) Nhiều hơn, ít hơn hay bằng nhau?
- Vinh có .?. Hà 12 viên bi.
- Hà có .?. Vinh 12 viên bi.
- Nếu số bi của Vinh bớt đi 12 viên thì số bi của hai bạn.?.
- Nếu Hà được thêm 12 viên bi thì số bi của hai bạn .?.
b) Trung bình cộng hay bằng nhau?
- Nếu Vinh cho Hà 6 viên bi thì số bi của hai bạn .?.
- Khi đó số viên bị của mỗi bạn là .?. số viên bị lúc đầu của Vinh và Hà.
Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng và điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
a) - Vinh có nhiều hơn Hà 12 viên bi
- Hà có ít hơn Vinh 12 viên bi
- Nếu số bi của Vinh bớt đi 12 viên thì số bi của hai bạn bằng nhau
- Nếu Hà được thêm 12 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau
b) - Vinh cho Hà 6 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau
- Khi đó số viên bị của mỗi bạn là trung bình cộng số viên bị lúc đầu của Vinh và Hà.
Câu 3
Thay .?. bằng chữ thích hợp.
a) Phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau:
- Tính chất giao hoán: a + b = .?. + a
- Tính chất kế hợp: (a + b) + c = a + (.?. + c)
- Cộng với 0: a + 0 = 0 + .?. = .?.
b) Các phép trừ đặc biệt.
a – 0 = .?.
a - .?. = 0
Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm.
a)
- Tính chất giao hoán: a + b = b + a
- Tính chất kế hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
- Cộng với 0: a + 0 = 0 + a = a
b) a – 0 = a
a - a = 0
Câu 4
Tính bằng cách thuận tiện.
a) (398 + 436) + 564 = 398 + (436 + 564)
$\frac{1}{6} + \left( {\frac{5}{{11}} + \frac{5}{6}} \right)$ = $\left( {\frac{1}{6} + \frac{5}{6}} \right) + \frac{5}{{11}}$
(2,72 + 14,54) + 7,28 = (2,72 + 7,28) + 14,54
b) 181 + 810 + 190 + 919 = (181 + 919) + (810 + 190)
$\frac{1}{3} + \frac{3}{{14}} + \frac{{10}}{{15}} + \frac{3}{{14}}$ = $\left( {\frac{1}{3} + \frac{{10}}{{15}}} \right) + \left( {\frac{3}{{14}} + \frac{3}{{14}}} \right)$
57,25 + 64,36 + 5,64 + 42,75 = (57,25 + 42,75) + (64,36 + 5,64)
- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, ….
- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các phân số có cùng mẫu số với nhau.
Advertisements (Quảng cáo)
a) (398 + 436) + 564
= 398 + (436 + 564)
= 398 + 1 000
= 1 398
$\frac{1}{6} + \left( {\frac{5}{{11}} + \frac{5}{6}} \right)$
= $\left( {\frac{1}{6} + \frac{5}{6}} \right) + \frac{5}{{11}}$
= $\frac{6}{6} + \frac{5}{{11}}$
= $1 + \frac{5}{{11}}$
= $\frac{{11}}{{11}} + \frac{5}{{11}} = \frac{{16}}{{11}}$
(2,72 + 14,54) + 7,28
= (2,72 + 7,28) + 14,54
= 10 + 14,54
= 24,54
b) 181 + 810 + 190 + 919
= (181 + 919) + (810 + 190)
= 1 100 + 1 000
= 2 100
$\frac{1}{3} + \frac{3}{{14}} + \frac{{10}}{{15}} + \frac{3}{{14}}$
= $\left( {\frac{1}{3} + \frac{{10}}{{15}}} \right) + \left( {\frac{3}{{14}} + \frac{3}{{14}}} \right)$
= $\left( {\frac{5}{{15}} + \frac{{10}}{{15}}} \right) + \frac{6}{{14}}$
= $\frac{{15}}{{15}} + \frac{3}{7}$
= 1 + $\frac{3}{7}$
= $\frac{7}{7} + \frac{3}{7} = \frac{{10}}{7}$
57,25 + 64,36 + 5,64 + 42,75
= (57,25 + 42,75) + (64,36 + 5,64)
= 100 + 70
= 170
Câu 5
Số?
a) 68 074 + .?. = 68 074
b) $\frac{3}{5} - .?. = \frac{6}{{10}}$
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
a) 68 074 + .?. = 68 074
.?. = 68 074 – 68 074
.?. = 0
b) $\frac{3}{5} - .?. = \frac{6}{{10}}$
.?. = $\frac{3}{5} - \frac{6}{{10}}$
.?.= 0
Câu 6
Thực hiện phép trừ rồi thử lại bằng phép cộng.
a) 4 905 – 1 677
21 859 – 8 954
b) 3,742 – 1,806
42,5 – 9,35
c) $\frac{7}{{18}} - \frac{1}{3}$
2 - $\frac{4}{9}$
Thực hiện theo mẫu.
c) $\frac{7}{{18}} - \frac{1}{3} = \frac{7}{{18}} - \frac{6}{{18}} = \frac{1}{{18}}$
Thử lại: $\frac{1}{{18}} + \frac{1}{3} = \frac{1}{{18}} + \frac{6}{{18}} = \frac{7}{{18}}$
2 - $\frac{4}{9}$ = $\frac{{18}}{9} - \frac{4}{9} = \frac{{14}}{9}$
Thử lại: $\frac{{14}}{9} + \frac{4}{9} = \frac{{18}}{9} = 2$
Câu 7
Tính giá trị của biểu thức.
a) 3 526 + 709 + 81
b) 12,74 – 1,38 – 5,2
c) $\frac{1}{3} - \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}}$
d) $\frac{1}{3} - \left( {\frac{1}{6} + \frac{1}{{12}}} \right)$
Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, ….
a) 3 526 + 709 + 81
= 3 526 + (709 +81)
= 3 526 + 790
= 4 316
b) 12,74 – 1,38 – 5,2
= 11,36 – 5,2
= 6,16
c) $\frac{1}{3} - \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}}$ = $\frac{4}{{12}} - \frac{2}{{12}} + \frac{1}{{12}} = \frac{3}{{12}} = \frac{1}{4}$
d) $\frac{1}{3} - \left( {\frac{1}{6} + \frac{1}{{12}}} \right)$
= $\frac{1}{3} - \left( {\frac{2}{{12}} + \frac{1}{{12}}} \right)$
= $\frac{1}{3} - \frac{3}{{12}}$
= $\frac{4}{{12}} - \frac{3}{{12}}$
= $\frac{1}{{12}}$