Hoạt động Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 55
Số?
Muốn tính thể tích của hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Hoạt động Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 55
Một chiếc bánh bông lan hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 12 cm, chiều cao 6 cm.
a) Tính thể tích của chiếc bánh đó.
b) Rô-bốt đã cắt một miếng bánh hình lập phương cạnh 6 cm của chiếc bánh đó để mời Mi. Tính thế tích phần bánh còn lại.
a) Thể tích chiếc bánh hình hộp chữ nhật = cạnh hình vuông x cạnh hình vuông x chiều cao.
b)
- Thể tích miếng bánh hình lập phương = cạnh x cạnh x cạnh.
- Thể tích phần bánh còn lại = thể tích chiếc bánh – thể tích miếng bánh.
a) Thể tích chiếc bánh hình hộp chữ nhật là:
12 x 12 x 6 = 864 (cm3)
b) Thể tích miếng bánh hình lập phương là:
6 x 6 x 6 = 216 (cm3)
Thể tích phần bánh còn lại là:
864 – 216 = 648 (cm3)
Đáp số: a) 864 cm3
b) 648 cm3
Hoạt động Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 56
Chọn câu trả lời đúng.
Mai và Rô-bốt xếp được hai hình từ các hình lập phương nhỏ như hình sau.
a) Mai cần bỏ đi bao nhiêu hình lập phương nhỏ để nhận được hình như của Rô-bốt?
A. 12 hình
B. 10 hình
C. 8 hình
D. 6 hình
b) Nếu mỗi hình lập phương có cạnh 2 cm thì thể tích hình của Rô-bốt là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?
A. 96 cm3
B. 72 cm3
C. 64 cm3
D. 32 cm3
a) Quan sát hình vẽ và chọn đáp án đúng.
b)
- Tính thể tích mỗi hình lập phương nhỏ.
- Thể tích hình của Rô-bốt = thể tích hình lập phương nhỏ x 4.
a) Chọn đáp án B.
b)
Thể tích mỗi hình lập phương nhỏ là:
2 x 2 x 2 = 8 (cm3)
Thể tích hình của Rô-bốt là:
8 x 4 = 32 (cm3)
Chọn đáp án D.
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 56
Chọn câu trả lời đúng.
Khối ru-bích của Việt có dạng hình lập phương cạnh 6 cm. Thể tích của khối ru-bích đó là:
A. 36 cm2
B. 216 cm2
C. 36 cm3
Advertisements (Quảng cáo)
D. 216 cm3
Thể tích của khối ru-bích có dạng hình lập phương = cạnh x cạnh x cạnh.
Thể tích của khối ru-bích là:
6 x 6 x 6 = 216 (cm3)
Chọn đáp án D.
Luyện tập Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 56
Hoàn thành bảng sau.
Muốn tính thể tích của hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Luyện tập Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 57
a) Quan sát hình vẽ và cho biết 2 khối hình nào ghép được thành hình lập phương.
b) Biết mỗi hình lập phương nhỏ trong hình bên có cạnh 2 cm. Hãy tính thể tích của hình lập phương lớn ghép được ở câu a.
a) Quan sát hình vẽ và chọn hình vẽ thích hợp
b)
Cách 1:
- Tính thể tích hình lập phương nhỏ.
- Tính thể tích hình lập phương lớn = thể tích hình lập phương nhỏ x số hình lập phương nhỏ tạo thành hình lập phương lớn.
Cách 2:
- Tính cạnh của hình lập phương lớn = cạnh của hình lập phương nhỏ x 4
- Tính thể tích hình lập phương lớn = cạnh x cạnh x cạnh
a) Hình A và hình C ghép được thành hình lập phương.
b)
Cách 1:
Thể tích hình lập phương nhỏ là:
2 x 2 x 2 = 8 (cm3)
Thể tích hình lập phương lớn là:
8 x 64 = 512 (cm3)
Đáp số: 512 cm3
Cách 2:
Cạnh của mỗi hình lập phương lớn là:
2 x 4 = 8 (cm)
Thể tích hình lập phương lớn là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Đáp số: 512 cm3
Luyện tập Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 57
Rô-bốt làm một tháp chất lỏng như hình dưới đây.
Hỏi phần chất lỏng nào có thể tích lớn nhất và thể tích đó bằng bao nhiêu?
Tính thể tích từng phần chất lỏng và so sánh.
Phần nước rửa bát có dạng hình hộp chữ nhật có mặt đáy là hình vuông cạnh 15 cm, chiều cao 12 cm.
Thể tích phần nước rửa bát là:
15 x 15 x 12 = 2 700 (cm3)
Phần nước có dạng hình lập phương có cạnh 15 cm.
Thể tích phần nước là:
15 x 15 x 15 = 3 375 (cm3)
Phần dầu thực vật có dạng hình hộp chữ nhật có mặt đáy là hình vuông cạnh 15 cm, chiều cao 10 cm.
Thể tích phần dầu thực vật là:
15 x 15 x 10 = 2 250 (cm3)
Vì 3 375 > 2 700 > 2 250 nên phần nước có thể tích lớn nhất và bằng 3 375 cm3