Luyện tập 1 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 60
Chọn câu trả lời đúng.
Mai có thể gấp hình khai triển ở trên thành chiếc hộp nào?
Quan sát hình khai triển và chọn đáp án đúng.
Chọn đáp án B.
Luyện tập 1 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 60
Hoàn thành bảng sau.
- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
- Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
Luyện tập 1 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 60
Nam làm một chiếc hộp từ hình khai triển dưới đây.
Tính thể tích của chiếc hộp đó.
- Quan sát hình khai triển của chiếc hộp để biết chiều dài, chiều rộng, chiều cao chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật.
- Thể tích hình hộp chữ nhật = chiều dài x chiều rộng x chiều cao (cùng đơn vị đo).
Quan sát hình khai triển của chiếc hộp ta thấy chiếc hộp có chiều dài 6 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 3 cm.
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
6 x 3 x 3 = 54 (cm3)
Đáp số: 54 cm3
Luyện tập 1 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 61
Việt có một chiếc hộp gỗ (có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 25 cm, chiều rộng 20 cm và chiều cao 10 cm. Việt đã sơn màu nâu lên các mặt xung quanh và màu vàng lên 2 mặt đáy của chiếc hộp đó. Tính diện tích phần được sơn màu nâu.
- Diện tích phần được sơn màu nâu bằng diện tích xung quanh của chiếc hộp gỗ có dạng hình hộp chữ nhật.
- Diện tích xung quang của hình hộp chữ nhật = chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Diện tích phần được sơn màu nâu là:
(25 + 20) x 2 x 10 = 900 (cm2)
Đáp số: 900 cm2
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 61
Chọn câu trả lời đúng.
Hình nào dưới đây là hình khai triển của một hình hộp chữ nhật?
Quan sát hình khai triển và chọn đáp án đúng.
Chọn đáp án D.
Luyện tập 2 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 61
Tính thể tích của mỗi hình dưới đây.
- Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- Muốn tính thể tích của hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
2 x 1 x 1,5 = 3 (dm3)
b) Thể tích hình lập phương là:
15 x 15 x 15 = 3 375 (cm3)
Đáp số: a) 3 dm3 b) 3 375 cm3
Luyện tập 2 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 62
Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 25 m, chiều rộng 8 m và sâu 1,4 m. Người ta lát ở đáy và xung quanh hồ bơi bằng những viên gạch hoa. Tính diện tích lát gạch.
- Diện tích phần lát gạch = diện tích xung quanh của bể bơi dạng hình hộp chữ nhật.
- Diện tích xung quang của hình hộp chữ nhật = chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Diện tích lát gạch là:
Advertisements (Quảng cáo)
(25 + 8) x 2 x 1,4 = 92,4 (m2)
Đáp số: 92,4 m2
Luyện tập 2 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 62
Chú Tư xếp các hộp đựng loa lên xe tải có kích thước thùng xe như trong hình vẽ. Biết các hộp đều có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 0,5 m, chiều rộng 0,4 m và chiều cao 0,3 m. Hỏi chú Tư có thể xếp được 64 hộp như vậy lên thùng xe hay không?
- Tính thể tích mỗi hộp hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng x chiều cao.
- Tính thể tích thùng xe = chiều dài x chiều rộng x chiều cao.
- Số hộp xếp được vào thùng xe = thể tích thùng xe : thể tích mỗi hộp.
Thể tích mỗi hộp hình chữ nhật là:
0,5 x 0,4 x 0,3 = 0,06 (m3)
Thể tích thùng xe là:
2 x 1,2 x 5 = 3,6 (m3)
Số hộp xếp được vào thùng xe là:
3,6 : 0,06 = 60 (hộp)
Vậy chú Tư không thể xếp được 64 hộp như vậy lên thùng xe.
Luyện tập 3 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 62
Chọn câu trả lời đúng.
Mai có hình khai triển như hình bên.
Hỏi Mai có thể gấp được hình lập phương nào dưới đây?
Quan sát hình khai triển và chọn đáp án đúng.
Chọn đáp án B.
Luyện tập 3 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 63
Chú Nhân vừa hoàn thành mô hình quả bóng bằng các miếng gỗ. Chú muốn làm một chiếc hộp hình lập phương bằng nhựa cứng cạnh 2,5 dm để bảo quản quả bóng. Tính diện tích nhựa cứng mà chú cần dùng để làm chiếc hộp đó.
- Diện tích nhựa cứng để làm chiếc hộp = diện tích toàn phần của chiếc hộp có dạng hình lập phương.
- Diện tích toàn phần của hình lập phương = diện tích một mặt x 6
Diện tích nhựa cứng mà chú cần dùng để làm chiếc hộp là:
2,5 x 2,5 x 6 = 37,5 (dm2)
Đáp số: 37,5 dm2
Luyện tập 3 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 63
Bác thợ mộc có một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình vẽ dưới đây. Bác cắt đi một phần gỗ có dạng hình lập phương cạnh 2 dm để làm đế đỡ chậu cây và phần còn lại dùng làm ghế. Tính thể tích phần khối gỗ dùng làm ghế.
- Tính thể tích khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật ban đầu = chiều dài x chiều rộng x chiều cao.
- Tính thể tích phần khối gỗ hình lập phương = cạnh x cạnh x cạnh.
- Thể tích khối gỗ dùng làm ghế = thể tích khối gỗ dạng hình chữ nhật - thể tích phần khối gỗ hình lập phương.
Thể tích khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật là:
3 x 5 x 3 = 45 (dm3)
Thể tích phần khối gỗ hình lập phương là:
2 x 2 x 2 = 8 (dm3)
Thể tích khối gỗ dùng làm ghế là:
45 – 8 = 37 (dm3)
Đáp số: 37 dm3
Luyện tập 3 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 63
Số?
Khi đặt hộp đứng như hình 1, phần nước có chiều cao là 8 cm.
Vậy khi xoay hộp đó như hình 2 thì phần nước có chiều cao là ? cm.
- Thể tích phần nước khi đặt hộp đứng = diện tích mặt đáy x chiều cao.
- Thể tích phần nước khi đặt hộp xoay = thể tích phần nước khi đặt hộp đứng.
- Chiều cao phần nước khi xoay hộp = thể tích phần nước khi đặt hộp xoay : diện tích mặt đáy.
Thể tích phần nước khi đặt hộp đứng là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Diện tích mặt đáy khi đặt hộp xoay là:
8 x 16 = 128 (cm2)
Chiều cao phần nước khi xoay hộp là:
512 : 128 = 4 (cm)
Vậy khi xoay hộp đó như hình 2 thì phần nước có chiều cao là 4 cm.