Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt lớp 5 (sách cũ) Đọc bài văn sau (bài Hạng A Cháng ở, trang 119 –...

Đọc bài văn sau (bài Hạng A Cháng ở, trang 119 - 120) và trả lời câu hỏi, Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong...

Luyện tập: Tập làm văn lớp 5 - Đọc bài văn sau (bài Hạng A Cháng ở SGK, trang 119 - 120) và trả lời câu hỏi. Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.

Đọc bài văn sau (bài Hạng A Cháng ở SGK, trang 119 - 120) và trả lời câu hỏi:

Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào.
Ngoại hình của A Cháng có những điếm gì nổi bật
Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.
Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo cua bài văn tả người.

1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!

  -  Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.

2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:

  -  Ngực nở vòng cung.

  -  Da đỏ như lim.

  -  Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.

  -  Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

Advertisements (Quảng cáo)

  -  Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.

4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H’mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.

  - Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:

  a)  Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)

  b)  Thân bài:

 - Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).

 - Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)

 c)  Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tiếng Việt lớp 5 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: