1. Đọc bài văn sau (Bài Cái áo của ba) và thực hiện yêu cầu sau:
a. Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.
b. Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn:
a. - Phần mở bài: Từ đầu đến màu cỏ tía: Giới thiệu chiếc áo sơ mi (mở bài trực tiếp).
- Phần thân bài: Từ Chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của ba: Tả bao quát, những đặc điểm cụ thể, công dụng của cái áo và tình cảm đối với cái áo.
- Phần kết bài: Đoạn còn lại: Tình cảm của cả gia đình đối với chiếc áo (kết bài mở rộng).
b. - Hình ảnh so sánh trong bài văn:
+ Những đường khâu đều đặn như khâu máy.
+ Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh.
+ Cái cố áo như hai cái lá non.
+ Cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.
+ Tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
- Hình ảnh nhân hoá trong bài văn:
+ Người bạn đồng hành quý báu.
+ Cái măng-sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
Tả chiếc bút chì.
Đoạn văn tham khảo 1: Tả hình dáng.
Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay, to hơn chiếc đũa ăn cơm một chút. Bên ngoài bọc một lớp sơn màu vàng tươi, mùi gỗ thơm phức. Hàng chữ ra màu bạc nổi lên trên màu vàng trông rất đẹp: “Bút chì Hồng Hà”. Đầu bút có một cái núm tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa. Đầu bên kia là ruột chì nhỏ tròn như cây tăm màu đen, nằm chính giữa chạy dài theo thân chì.
Đoạn văn tham khảo 2: Tả công dụng.
Cây bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ bao giờ em biết không nữa. Nó theo bên em hằng ngày. Nó như chiếc bút thần kì trong truyện cổ tích, đã cùng em vẽ nên những bức tranh thật đẹp: chân dung bố mẹ, anh chị, chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời của Tổ quốc. Đặc biệt trong kì thi vẽ tranh về giáo dục môi trường, cây bút lại cùng em vẽ bức tranh dự thi “Bảo vệ tài nguyên rừng’’, em đã đạt giải Nhất cấp huyện. Ngoài ra, bút chì của em đã vẽ nên những cảnh đẹp của quê hương: mảnh vườn, hàng cây, con đường...