Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt lớp 5 (sách cũ) Tiết 6- Ôn tập cuối học kì 1 trang 175 Tiếng Việt...

Tiết 6- Ôn tập cuối học kì 1 trang 175 Tiếng Việt 5 tập 1, 2. Đọc và trả lời câu hỏi...

Tuần 18. Ôn tập cuối học kì I - Tiếng Việt 5 - Tiết 6- Ôn tập cuối học kì 1 trang 175 Tiếng Việt 5 tập 1. 2. Đọc và trả lời câu hỏi

1.  Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Đọc lại các bài tập và học thuộc các bài ở học kì 1

Khi đọc: Chú ý giọng đọc phù hợp với bài đọc; nhịp điệu nhanh, chậm khác nhau và ngắt giọng cho đúng nội dung câu văn, đoạn văn.

2. Đọc và trả lời câu hỏi: Chiều biên giới

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu ngọn gió

Như quê ta – ngọn núi

Như đất trời biên cương.

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn

Khi mùa đào hoa nở

Khi mùa sở ra cây

Lúa lượn bậc thang mây

Mùi tỏa ngát hương bay.

Chiều biên giới em ơi

Advertisements (Quảng cáo)

Rừng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

Lòng ta thầm mê say

Trên nông trường lộng gió

Rộng như trời mênh mông.

Lò Ngân Sủn

a) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương.

b) Trong khổ thơ 1, các từ đầuvà ngọn được dùng với nghĩa gôc hay nghĩa chuyển?

c) Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ?

d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.

a) - Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.

b) - Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển.

- Từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.

c) Trong bài thơ Chiều biên giới của Lò Ngân Sủn có hai đại từ xưng hô. Đó là "em” và "ta”.c

d) * Câu văn miêu tả: Chiều biên giới thật đẹp khi ta được ngắm nhìn hoa đào đua nở thắm hồng; mùa sở ra cây non chổi biếc; và từng bậc thang nơi lưng đồi: lúa đang trĩu hạt mỡ màng, trông xa như từng lớp mây đang sà xuống mặt đất.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tiếng Việt lớp 5 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)