Luyện tập (LT)VC 1
Nối ý ở cột B với nhóm từ tương ứng ở cột A.
Em sử dụng kiến thức về danh từ, động từ và tính từ sau đó nối sao cho phù hợp
Luyện tập (LT)VC 2
Đọc đoạn đầu của bài Thanh âm của gió và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Tìm các danh từ theo mỗi nhóm sau:
- 1 danh từ chỉ con vật: .........
- 1 danh từ chỉ thời gian: .........
- 2 danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: .........
b. Tìm 4 động từ chỉ hoạt động, trạng thái của người hoặc vật: .........
c. Tìm 4 tính từ chỉ đặc điểm của các sự vật dưới đây:
d. Đặt 1 câu nói về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có ít nhất 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ. Ghi lại các danh từ, động từ, tính từ đó.
- Đặt câu:
- Các danh từ, động từ, tính từ trong câu em đặt:
- Danh từ:
- Động từ:
- Tính từ:
Em đọc lại bài Thanh âm của gió và thực hiện các yêu cầu của bài.
a. Tìm các danh từ theo mỗi nhóm sau:
- 1 danh từ chỉ con vật: trâu
- 1 danh từ chỉ thời gian: tối
- 2 danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: nắng, gió
b. Tìm 4 động từ chỉ hoạt động, trạng thái của người hoặc vật: ăn cỏ, rong chơi, reo lên, bịt tai…
c. Tìm 4 tính từ chỉ đặc điểm của các sự vật dưới đây:
cỏ |
tươi tốt |
suối |
nhỏ |
nước |
trong vắt |
cát, sỏi |
lấp lánh |
d. Mưa rơi ào ào xuống hiên nhà.
- Danh từ: hiên nhà, hạt mưa
- Động từ: rơi
- Tính từ: ào ào
Luyện tập (LT)VC 3
Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn trích sau theo yêu cầu.
Trang sách còn có lửaMà giấy chẳng cháy đâuTrang sách có ao sâuMà giấy không hề ướt.
Trang sách không nói đượcSao em nghe điều gìDạt dào như sóng vỗMột chân trời đang đi.
(Nguyễn Nhật Ánh)
a. 4 danh từ:
b. 4 động từ:
c. 3 tính từ:
Em đọc kĩ yêu cầu của bài, bài thơ đã cho và thực hiện.
a. 4 danh từ: sách, lửa, giấy, sóng
b. 4 động từ: cháy, đi, nói, nghe
c. 3 tính từ: sâu, ướt, dạt dào
Viết 1
Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 11) và thực hiện yêu cầu.
a. Cho biết bài văn kể lại câu chuyện gì.
b. Xác định phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn và nêu ý chính của mỗi phần.
c. Cho biết các chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn. Đánh dấu tích vào ô trống trước câu trả lời đúng.
□ Mở bài □ Thân bài □ Kết bài
d. Nối mỗi chi tiết sáng tạo A, B với nội dung phù hợp.
e. Đánh dấu tích vào ô trống trước các ý kiến nêu tác dụng của những chi tiết sáng tạo và bổ sung thêm ý kiến của em (nếu có).
□ Giúp bài văn sinh động hơn.
□ Giúp bài văn hay hơn
□ Thể hiện rõ những tưởng tượng, mong muốn của người viết về câu chuyện.
Ý kiến của em:
Em đọc kĩ bài văn, nắm các chi tiết và dựa vào kiến thức tập làm văn để thực hiện các yêu cầu đề bài.
a. Cho biết bài văn kể lại câu chuyện gì.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài văn kể lại câu chuyện về bạn mèo nhép và chuột xù cùng nhau sang sông chơi, hai bạn đã gặp nguy hiểm và may mắn được cứu sống trở về nhờ sự dũng cảm của chuột xù cùng sự giúp đỡ của bác ngựa.
b. Xác định phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn và nêu ý chính của mỗi phần.
Phần |
Vị trí trong bài |
Ý chính |
Mở bài |
Từ “Chuyện kể rằng” đến “nhưng chuột xù từ chối” |
Giới thiệu về bạn mèo nhép về chuột xù và việc sang sông chơi. |
Thân bài |
Từ “Mèo nhép khăng khăng” đến “do cố nén cười” |
Kể về cuộc đi chơi đến một thế giới tuyệt đẹp bên kia sông. Cũng ở đây mèo nhép và chuột xù đã gặp nguy hiểm, rồi sống sót quay về |
Kết bài |
Từ “Câu chuyện thật thú vị” đến “những người xung quanh” |
Nêu lên bài học với mèo nhép |
c. Cho biết các chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn.
Chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần thân bài
d. Nối e. Các ý nêu tác dụng của những chi tiết sáng tạo là: - Giúp bài văn sinh động hơn - Thể hiện rõ những tưởng tượng, mong muốn của người viết về câu chuyện - Ý kiến của em: Những chi tiết sáng tạo không chỉ giúp bài văn dễ hiểu, gần gũi hơn với bạn đọc mà còn như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Viết 2
Đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện? Đánh dấu tích vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Chuột xù lồm cồm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo:
- Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi.
Bác ngựa và chuột xù cười phá lên.
Mèo nhép cũng bẽn lẽn cười.
□ Mở đầu
□ Diễn biến
□ Kết thúc
Em dựa vào kiến thức tập làm văn để trả lời câu hỏi.
Đoạn trên có thể thay thế cho Kết thúc của câu chuyện
Viết 3
Viết tiếp những cách có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
- Thêm chi tiết tả bối cảnh diễn ra câu chuyện.
- Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.
Em dựa vào sự sáng tạo của mình cùng kiến thức về tập làm văn để làm bài.
- Thêm nhân vật cho câu chuyện.
- Thay đổi tình huống, hành động của nhân vật thêm kịch tính.
Viết 4
Viết một chi tiết khác cho bài văn kể sáng tạo câu chuyện Một chuyến phiêu lưu
Em vận dụng kiến thức tập làm văn và trí tưởng tượng để làm bài.
Trong một diễn biến khác, mèo nhép và chuột xù vừa qua được bên kia sông thì màn đêm buông xuống. Chuột xù vốn sợ bóng tối, giờ ở một nơi xa lạ lại càng sợ hơn. Nhưng mèo nhép nhanh chóng nhận ra nỗi sợ và trấn an bạn rằng luôn có mình đi bên cạnh, bất cứ chuyện gì cũng có thể cùng nhau vượt qua.
Vận dụng 1
Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm. Ghi lại các ý kiến góp ý của người thân về chi tiết sáng tạo của em.
Em đọc lại câu chuyện và sáng tạo thêm những chi tiết khác.
Một chuyến phiêu lưu
Một hôm, mèo Nhép rủ chuột Xù sang sông chơi, nhưng chuột Xù từ chối. Chuột Xù nói: “Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm.” Mèo Nhép hừ một cái: “Cậu không đi thì thôi, tớ đi một mình.” Hai bạn nhỏ bác ngựa đưa sang sông.
Đồng cỏ bên kia sông quả là một thế giới xanh tươi đẹp đẽ. Thích chí, mèo Nhép nhảy nhót khắp nơi, mặc dù chuột Xù đã cảnh báo rằng trong bụi cỏ có hang rắn. Y như chuột lo ngại, rắn bị phá giấc ngủ, tức giận quăng mình về phía mèo Nhép. Chuột Xù vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu bạn. Rắn tối sầm mặt mũi, còn chuột té văng ra. May thay, bác ngựa kịp thời chạy đến cứu hai bạn. Trên lưng bác ngựa trở về, thấy chuột Xù nằm thiêm thiếp, mèo Nhép cứ sụt sịt, nước mắt rơi ướt đẫm lông xù. Mèo không để ý, miệng chuột đang mỉm lại do cơn buồn cười.
Cậu chuột thật thú vị và hài hước. Mèo nhép đã có bài học quý giá về việc phải biết lắng nghe lời khuyên của bạn thân.
Nhận xét từ người thân về chi tiết sáng tạo của em:
- Bố: Chi tiết mèo Nhép cười trong khi chuột Xù gặp nguy hiểm tạo thêm yếu tố hài hước cho câu chuyện.
- Mẹ: Hành động của chuột Xù dũng cảm nhảy lên mình rắn để cứu bạn thể hiện tình bạn đẹp và lòng dũng cảm.
- Bà: Sự xuất hiện kịp thời của bác ngựa để cứu hai bạn nhỏ giúp câu chuyện có kết thúc có hậu và an toàn.
Vận dụng 2
Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Viết tên câu chuyện và tên tác giả của câu chuyện đó.
- Tên câu chuyện:
- Tác giả:
Em đọc lại câu chuyện và sáng tạo thêm những chi tiết khác.
Câu chuyện 1:
- Tên câu chuyện: Dế Mèn phiêu lưu ký
- Tác giả: Tô Hoài
Câu chuyện 2:
- Tên câu chuyện: Tôi là Bêto
- Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Câu chuyện 3:
- Tên câu chuyện: Cánh buồm đỏ thắm
- Tác giả: Aleksandr Grin