Trang chủ Lớp 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Kết nối tri thức Đọc bài văn Đà Lạt ở bài tập 1 SHS Tiếng Việt...

Đọc bài văn Đà Lạt ở bài tập 1 SHS Tiếng Việt 5 tập 1, trang 49 và trả lời câu hỏi: Bài văn tả gì?...

Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải bài tập, câu hỏi 1. Đọc bài văn Đà Lạt ở bài tập 1 SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 49 và trả lời câu hỏi - Bài 9. Trước cổng trời.

Câu hỏi/bài tập:

a. Bài văn tả gì?

…………………………………………………………………………………………………

b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Mở bài

- Từ đầu đến: ……………………………………………………….

- Nội dung chính:……………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Thân bài

- Tiếp theo đến: …………………………………………………….

- Nội dung chính:……………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Kết bài

- Phần còn lại

- Nội dung chính:……………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.

Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự: ………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh:

Vẻ đẹp do thiên nhiên ưu đãi

Vị trí địa lí

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Khí hậu

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Cảnh vật

- Thác nước: M: như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ.

- Dòng suối (suối Vàng):……………………………………….

………………………………………………………………….…….……………………………………………………………

- Rừng thông: …………………………………………………..

………………………………………………………………….

- Bầu trời: ………………………………………………………

………………………………………………………………….

- Những hồ nước:……………………………………………….

………………………………………………………………….

Vẻ đẹp do con người tạo nên

Vườn hoa

………………………………………………………………………………………………

M: như khoác cho thành phố Đà Lạt xinh đẹp một chiếc áo lụa rực rỡ.

Vườn rau

………………………………………………………………………………………………

d. Chép lại các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa. Theo em, trong bài văn này, biện pháp so sánh, nhân hóa có tác dụng gì?

Advertisements (Quảng cáo)

- Các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Tác dụng của biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

e. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kỹ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Bài văn trên tả cảnh Đà Lạt.

b.

Mở bài

- Từ đầu đến “thông mơ màng”.

- Nội dung chính: giới thiệu về thành phố Đà Lạt.

Thân bài

- Tiếp theo đến “dễ chịu vô cùng”.

- Nội dung chính: Tả lần lượt từng phần của thành phố Đà Lạt.

Kết bài

- Phần còn lại.

- Nội dung chính: Nêu nhận xét, cảm nghĩ của tác giả.

c.

Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự không gian.

Từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh:

Vẻ đẹp do thiên nhiên ưu đãi

Vị trí địa lí

Độ cao 1 500 mét so với mặt nước biển

Khí hậu

Mát mẻ quanh năm

Cảnh vật

- Thác nước: M: như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ.

- Dòng suối (suối Vàng): đổ ào ào, chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi.

- Rừng thông: cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn.

- Bầu trời: không chút gợn mây, luôn thắm xanh màu ngọc bích.

- Những hồ nước: trong suốt như pha lê.

Vẻ đẹp do con người tạo nên

Vườn hoa

Muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp một chiếc áo lụa rực rỡ.

M: như khoác cho thành phố Đà Lạt xinh đẹp một chiếc áo lụa rực rỡ.

Vườn rau

Xanh tươi

d.

- Các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa:

  • Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ.
  • Cái màu xanh của tầng không càng thêm lung linh biến ảo khi phản chiếu xuống những mặt hồ trong suốt như pha lê
  • Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ.

- Tác dụng của biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài:

  • Giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của Đà Lạt.
  • Cảnh vật trở nên sinh động, gần gũi hơn với người đọc.
  • Gợi cho người đọc những cảm xúc về Đà Lạt.

e. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết bộc lộ cảm xúc:

  • cảnh đẹp đến nao lòng
  • cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm
  • làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng
  • Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”

Advertisements (Quảng cáo)