Trang chủ Lớp 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Kết nối tri thức Đọc đoạn văn ở bài tập 2 SHS, Tiếng Việt 5 tập...

Đọc đoạn văn ở bài tập 2 SHS, Tiếng Việt 5 tập 1, trang 108 và thực hiện yêu cầu: Người viết muốn nói gì qua đoạn văn?...

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Trả lời 2. Đọc đoạn văn ở bài tập 2 SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 108 và thực hiện yêu cầu - Bài 21. Thế giới trong trang sách.

Câu hỏi/bài tập:

2. Đọc đoạn văn ở bài tập 2 (SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 108) và thực hiện yêu cầu.

a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn?

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn. Nối ý nêu ở nội dung ở cột bên phải tương ứng với mỗi phần ở cột bên trái.

Mở đầu

Từ đầu đến ………………

……………………………

Nhấn mạnh ấn tượng của câu chuyện đối với bản thân.

Triển khai

Tiếp theo đến …………….

……………………………

Advertisements (Quảng cáo)

Giới thiệu câu chuyện Không nên phá tổ chim và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.

Kết thúc

Phần còn lại

- Nêu nội dung chính, những chi tiết gây ấn tượng trong câu chuyện.

- Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn cao đẹp của câu chuyện.

c. Tìm trong đoạn văn những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc người viết.

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kỹ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

  1. Qua đoạn văn trên, người viết muốn nói rằng: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.
  • Mở đầu:
  • Từ đầu đến khó quên
  • Nội dung: Giới thiệu câu chuyện Không nên phá tổ chim và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
  • Triển khai:
  • Tiếp theo đến của muôn loài
  • Nội dung:
  • Nêu nội dung chính, những chi tiết gây ấn tượng trong câu chuyện.
  • Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn cao đẹp của câu chuyện.
  • Kết thúc:
  • Phần còn lại.
  • Nội dung: Nhấn mạnh ấn tượng của câu chuyện đối với bản thân.
  1. Trong đoạn văn, những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết:
  • Những từ ngữ: giản dị, cảm xúc khó quên, nhẹ nhàng, thấm thía, xúc động, ý nghĩa nhân văn, cao đẹp, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, yêu quý, trân trọng, quấn quýt, in đậm trong tâm trí.
  • Những câu văn:
  • Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên.
  • Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía.
  • Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.
  • Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.