Trang chủ Lớp 6 Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết...

Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì?...

Trả lời câu hỏi trang 12 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo – Bài 1: Lịch sử là gì?

Câu hỏi: Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì?

Trả lời: 

-Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

-Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.

Advertisements (Quảng cáo)

-Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

– Quá khứ đã qua và không thể quay lại được, chỉ còn nguồn sử liệu chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta. Bởi thế, ngay từ thế kỉ XIX, nhà sử học Pháp Langlois Sh.Seniobos đã khẳng định: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử”. Có thể hình dung tư liệu như những mảnh ghép để nhà sử học ghép thành bức tranh lịch sử – giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình, nhiều mảnh ghép ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh.