Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Toán 6 - Kết nối tri thức Bài 2.38 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức với...

Bài 2.38 trang 40 SBT Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống: Một số bằng tổng các ước của nó (không kể chính nó) gọi là số hoàn hảo. Chẳng hạn...

Kiểm tra các ước của các số đã cho (không kể chính nó) và tính tổng các ước của chúng. Giải và trình bày phương pháp giải Bài 2.38 trang 40 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 11. Ước chung. Ước chung lớn nhất. Một số bằng tổng các ước của nó (không kể chính nó) gọi là số hoàn hảo. Chẳng hạn, các ước của 6 (không kể chính nó) là 1; 2; 3; ta có: 1 + 2 + 3 = 6...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một số bằng tổng các ước của nó (không kể chính nó) gọi là số hoàn hảo.

Chẳng hạn, các ước của 6 (không kể chính nó) là 1; 2; 3; ta có: 1 + 2 + 3 = 6.

Vậy 6 là số hoàn hảo. Em hãy chỉ ra trong các số 10; 28; 496; số nào là số hoàn hảo.

Cho đến năm 2018, người ta mới tìm được 51 số hoàn hảo. Số hoàn hảo thứ 51 là số có 49 724 095 chữ số.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Kiểm tra các ước của các số đã cho (không kể chính nó) và tính tổng các ước của chúng

Answer - Lời giải/Đáp án

+ Các ước của 10 (không kể chính nó) là 1; 2; 5 nhưng 1 + 2 + 5 = 8 ≠ 10 nên 10 không là số hoàn hảo.

+ Các ước của 28 (không kể chính nó) là: 1; 2; 4; 7; 14 và 1 + 2 + 4 + 7 + 14 = 28 nên 28 là số hoàn hảo.

+ Các ước của 496 (không kể chính nó) là 1; 2; 4; 8; 16; 31; 62; 124; 248 và 1 + 2 + 4 + 8 + 16 + 31 + 62 + 124 + 248 = 496 nên 496 là số hoàn hảo.

Vậy trong các số trên có 28 và 496 là số hoàn hảo.