1. Em hãy đưa ra một số cách nhận diện những trò lừa đảo trên Internet.
2. Em sẽ làm gì khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có nguy cơ bị hại khi truy cập mạng?
3. Em nên làm gì để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân?
Câu 1
1. Em hãy đưa ra một số cách nhận diện những trò lừa đảo trên Internet.
- Kể ra một số tình huống lừa đảo trên mạng đã từng gặp phải hoặc được nghe kể.
- Liệt kê ra điểm giống nhau giữa chúng.
Những trò lừa đảo trên Internet thường là:
- Quảng cáo đánh vào lòng tham vật chất;
- Những lời dụ dỗ, rủ rê làm những việc liên quan đến các vấn đề nhạy cảm;
- Tin nhắn tự giới thiệu là người quen của cha mẹ để bảo em làm điều gì đó mà không cho bố mẹ biết;
- Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc, những lời giới thiệu gây tò mò, hiếu kì,…
Câu 2
2. Em sẽ làm gì khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có nguy cơ bị hại khi truy cập mạng?
- Xác định đối tượng có nguy cơ bị hại.
Advertisements (Quảng cáo)
- Xác định phương án giải quyết vấn đề.
Khi người thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị hại trên mạng thì em sẽ khuyên họ:
- Cần tạm dừng việc lên mạng;
- Báo cho cha mẹ, người tin cậy trong gia đình hay thầy cô, cơ quan công an để được bảo vệ và có cách xử lí,...
Câu 3
3. Em nên làm gì để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân?
Xác định các trường hợp có thể bị rủi ro rò rỉ, đánh cắp thông tin cá nhân và tìm phương án khắc phục phù hợp.
Một số biện pháp để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân là:
- Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus;
- Đặt mật khẩu mạnh, bảo vệ mật khẩu;
- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
- Tránh dùng mạng công cộng.
- Không truy cập vào các liên kết lạ: không mở thư điện tử và tệp đính kèm gửi từ những người không quen; không kết bạn và nhắn tin cho người lạ.
- Không chia sẻ thông tin cá nhân và những thông tin chưa được kiểm chứng trên Internet; không lan truyền tin giả làm tổn thương người khác.