Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 58, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những điểm khác của văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? so với văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống về các yếu tố cấu tạo:
Đọc kĩ hai văn bản và so sánh sự khác nhau
- Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? Chủ yếu đề cập đến các loài sinh vật, trật tự trong đời sống muôn loài.
- Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống nói về sự sống diệu kì trên trái đất và những tác động của con người đến trái đất.
- Các loài chung sống với nhau như thế nào? được chia làm 3 phần, Trái Đất – cái nôi của sự sống được chia làm 2 phần.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 58, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Một số bằng chứng được nêu trong văn bản nhằm xác nhận sự hiểu biết còn hạn chế của con người về các loài sinh vật sống trên Trái Đất:
Đọc kĩ văn bản và tìm ra những bằng chứng được nêu trong văn bản.
Con người trở nên quá tự kiêu, thấy mình là chúa tể của cả thế giới, có thể tùy ý xếp đặt trật tự mà tạo hóa đã bền bỉ xây dựng.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 58, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những căn cứ mà văn bản đã đưa ra nhằm khẳng định tính trật tự trong đời sống của muôn loài:
Đọc kĩ đoạn văn này và tìm ý, trả lời
+ Cơ cấu tổ chức của quần xã bao gồm: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài chủ chốt, loài ngẫu nhiên, loài đặc trưng.
+ Mỗi loài có một vai trò khác nhau trong quần xã, góp phần tạo nên và duy trì sự phát triển bền vững của quần xã.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 58, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc duy trì trật tự ổn định trong đời sống của muôn loài trên Trái Đất:
Nêu ra suy nghĩ và đưa ra lý giải hợp lí.
Việc thiên nhiên giữ gìn duy trì trật tự có ý nghĩa tạo nên sự đa dạng, phát triển bền vững của các hệ sinh thái trên trái đất như một quy luật sinh thái tự nhiên của sự sống trên hành tinh.
Việc thiên nhiên giữ gìn duy trì trật tự có ý nghĩa tạo nên sự đa dạng, phát triển bền vững của các hệ sinh thái trên trái đất như một quy luật sinh thái tự nhiên của sự sống trên hành tinh.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 58, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những điều con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới:
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào kiến thức của bản thân, liệt kê ra những việc tích cực mà con người có thể làm.
Những việc con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật: Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,...
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 59, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Có thể xếp Các loài chung sống với nhau như thế nào? vào loại văn bản đa phương thức vì các lý do sau:
Xem lại kiến thức về văn bản đa phương tiện.
- Các số liệu đưa ra Trái Đất có khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật. Hiện nay, con người mới chỉ biết được khoảng trên 1.400.000 loài. Trong đó, có trên 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, đặt vấn đề trong tương quan với bộ phim Vua sư tử.
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 59, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Suy nghĩ của em về bài học mà vua sư tử Mu-pha-sa dạy cho Xim-ba – kẻ kế vị tương lai:
Nêu ra suy nghĩ của mình.
“Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận”, đây là một câu nói thông thái, cho thấy sự am hiểu bản chất cuộc sống và cách ứng xử khôn ngoan đối với đời sống của muôn loài.
Bài tập 8
Bài tập 8 (trang 59, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Điều em còn thắc mắc về văn bản đọc và những dự định bổ sung kiến thức liên quan đến vấn đề do văn bản gợi ra:
Nêu ra thắc mắc và dự định của mình.
Điều thắc mắc |
Dự định xem, đọc |
- Sự đa dạng trong thế giới tồn tại trên Trái Đất. |
- Tìm đọc thêm các văn bản thông tin, sách báo về thế giới động thực vật. |
Bài tập 9
Bài tập 9 (trang 59, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau.
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và sử dụng câu mở đoạn đã cho sẵn.
Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Mỗi loài sống trong một sinh cảnh đều có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với những loài khác. Tất cả những loài đó cùng sinh sống, cùng phát triển, ràng buộc lẫn nhau bởi mối quan hệ đối kháng hay hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau hay cùng nhau hỗ trợ để cùng tồn tại lâu dài. Sự phát triển hay biến mất của một loài đều ít nhiều ảnh hưởng đến những loài xung quanh trong quần xã. Lưới thức ăn, chuỗi thức ăn và các con đường, mối quan hệ sinh thái của các loài bền vững, phát triển theo năm tháng. Tóm lại, trong quần xã và trên hành tinh này, muôn loài đều ràng buộc lẫn nhau để cùng tồn tại, phát triển.