Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 62, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Dựa vào nội dung bài thơ Trái đất của Ra-xun Gam-da-tốp, điền vào bảng sau những thông tin phù hợp:
Đọc kĩ văn bản.
Trái Đất trong cách hình dung và thái độ ứng xử của các đối tượng khác nhau |
|||
Các đối tượng nhìn Trái Đất |
Biểu hiện cụ thể của cái nhìn và thái độ đối với Trái Đất |
Cụm từ thể hiện nhận xét khái quát của em về các thái độ ứng xử đã có |
|
Một số đối tượng khác ngoài “tôi” |
Cách hình dung về Trái Đất |
Hình dung như quả bóng, quả dưa. Trái Đất bị con người cắt xẻ thành nhiều phần, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt. |
Trái Đất được nhìn nhận như một vật sở hữu vô tri, vô giác – Trái Đất được hình dung như một con người có cảm xúc và là một số phận đau khổ. |
Thái độ ứng xử với Trái Đất |
Thể hiện sự căm ghét, mỉa mai (tác giả gọi là lũ, bọn) trước những hành vi vô đạo đức đó. |
Cách cư xử bạo ngược, ngu dốt |
|
“Tôi” – nhà thơ |
Cách hình dung về Trái Đất |
Nhà thơ hình dung về Trái Đất với khuôn mặt thân thương. |
Trái Đất được nhìn nhận như một vật sở hữu vô tri, vô giác – Trái Đất được hình dung như một con người có cảm xúc và là một số phận đau khổ. |
Thái độ ứng xử với Trái Đất |
An ủi, vỗ về. xoa dịu nỗi đau, sự tổn thương của Trái Đất. |
Cách cư xử nhân văn, hiểu biết |
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 63, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những cách hình dung khác, đầy tình yêu về Trái Đất mà em đã được biết và nhận xét của em:
Dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời.
Hình dung Trái Đất như “quả bóng xanh bay giữa trời xanh” trong bài thơ Bài ca về trái đất là hình dung của trẻ em về Trái Đất nhưng cũng rất thân thương, gần gũi và đầy tình yêu.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 63, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Tình trạng của Trái Đất được ngầm nói tới qua hình ảnh nước mắt và máu:
Thử hình dung nước mắt và máu trong bài được dùng với nghĩa đen hay nghĩa bóng và nó ẩn dụ cho điều gì.
Nhắc đến nước mắt và máu, nhà thơ muốn nói lên tình trạng bị xâm phạm của Trái Đất. Con người đang khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, phá hủy môi trường sống mà bất chấp hậu quả mà Trái Đất đang phải gánh chịu. Tổn thương của Trái Đất hôm nay sẽ được đem trả lại cho chính con người trong thế hệ sau nếu cứ tiếp tục những hành vi sai lầm, tham lam, vụ lợi.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 63, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Bài thơ như lời chuyện trò trực tiếp cùng Trái Đất. Việc triển khai nội dung trữ tình theo cách đó có ý nghĩa
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc kĩ văn bản và đưa ra câu trả lời.
Tác giả trò chuyện với Trái Đất như với một con người thân thiết, cụ thể, đang đứng đối diện, vì giọng điệu cảm thông, thương xót, vì cách nói giản dị mà thấm thía,…
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 63, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xun Gam-da-tốp với hai văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?:
Đọc lại 3 văn bản này và tìm điểm chung giữa chúng về mặt nội dung.
Đặc điểm chung của 3 văn bản là:
- Cả 3 tác phẩm đều thể hiện tình yêu đối với Trái đất - hành tinh xanh, nơi sinh sống của muôn loài.
- Các tác phẩm đặt ra vấn đề nhức nhối, cấp bách đó là Trái đất liệu không biết chịu đựng được đến bao giờ.
- Từ đó, dấy lên hồi chuông thức tỉnh về trách nhiệm bảo vệ Trái đất của mỗi con người chúng ta.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 63, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Theo em, để cùng “lau nước mắt” và “rửa sạch máu” cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần phải:
Dựa vào kiến thức xã hội, em suy nghĩ và trả lời câu hỏi này.
- Theo em, để cùng “lau nước mắt” và “rửa sạch máu” cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ Trái Đất.
- Nó là những hành động từ nhỏ nhặt: gìn giữ môi trường cho đến lớn lao hơn là chiến dịch như Giờ Trái Đất hay Ngày môi trường. Đồng thời, ta cũng cần tuyên truyền, vận động người thân quanh ta hãy cùng chung tay bảo vệ Trái Đất, nói cho mọi người cùng hiểu về thực trạng đầy đau thương mà Trái Đất đang phải gánh chịu.
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 64, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Sự khác nhau trong cách thuyết phục người đọc giữa bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp với hai văn bản thông tin: Trái Đất – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?:
Đọc lại 3 văn bản này và tìm điểm khác nhau.
- Tác giả sử dụng thể loại thơ dễ dàng bộc bạch thái độ, cảm xúc của mình.
- Tác giả so sánh, miêu tả sinh động hình ảnh Trái Đất với quả dưa, quả bóng, khuôn mặt thân thương.
- Cách hình dung về Trái Đất và cách thể hiện tình cảm đối với Trái Đất được bày tỏ qua hai thái độ khác nhau.
- Hình ảnh thơ có sức gợi tả, lay động mạnh mẽ "lau nước mắt”, "rửa sạch máu”.
- Tác giả trò chuyện với Trái Đất như với một con người thân thiết, cụ thể, đang đứng đối diện, vì giọng điệu cảm thông, thương xót, vì cách nói giản dị mà thấm thía,…
Bài tập 8
Bài tập 8 (trang 64, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Một số bài thơ, câu thơ em đã biết, đã đọc có nội dung bộc lộ tình cảm gắn bó với Trái Đất:
Tìm một số bài thơ, câu thơ bộc lộ tình cảm gắn bó với trái đất.
- Bài ca về trái đất (Định Hải)
- Trái đất còn quay (Huy Cận)
- Em nghĩ về Trái Đất (Nguyễn Lãm Thắng)