Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 8, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Tóm lược cốt truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả:
Đọc kĩ văn bản và tìm ra các quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Vua Hùng tổ chức kén rể —> Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai —> Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho —> Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ —> Thủy Tinh nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương, làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nước —> Sơn Tinh không hề nao núng, hai bên đánh nhau kịch liệt —>Thủy Tinh đuối sức chịu thua —> oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 8, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Điểm chung về khả năng, phẩm chất của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh khiến họ được xem như những vị thần trong mắt của người xưa:
Nhớ lại các nhân vật trong truyện.
Trong câu chuyện này, nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh được gọi là thần vì: Sơn Tinh và Thủy Tinh có những năng lực siêu nhiên, có thể hô mưa gọi gió, dời núi, điều khiển được tự nhiên, vũ trụ....
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 8, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những điểm thú vị, đáng chú ý xung quanh chuyện kén rể của Vua Hùng trong truyện:
Theo dõi cuộc thi tài giữa hai vị thần và xem có gì đặc biệt.
Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này đặc biệt vì:
- Nhà vua không thể chọn ra được người nào phù hợp với Mị Nương nên buộc phải đưa ra yêu cầu sính lễ cùng thử thách về thời gian.
- Sính lễ trong truyện đều chỉ có ở trên cạn.
=> Như vậy, cái đặc biệt có thể nói tới ở đây là ngay từ đầu, phần nào đó vua Hùng cũng như nhân dân ta đã nghiêng hẳn về vị thần non cao - Sơn Tinh, người mang đến lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống con người.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 9, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Sơn Tinh được tác giả dân gian xem như người anh hùng là vì:
Đọc kĩ văn bản.
- Người thắng cuộc được xem là một anh hùng vì Sơn Tinh chiến đấu chống lại Thủy Tinh và là người bảo vệ hạnh phúc, bình yên của nhân dân.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 9, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Qua những chi tiết miêu tả hành động trả thù vì ghen tuông của Thuỷ Tinh có thể nhận ra một số nét thú vị trong cách tác giả dân gian hình dung về nhân vật này như sau:
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc kĩ văn bản đoạn, chú ý các chi tiết về Thuỷ Tinh.
- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hóa. Tư duy thần thoại đã hình tượng hóa sức nước và hiện tượng bão lụt thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 9, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
Từ nội dung văn bản, em hãy nêu ra chủ đề chính.
Chủ đề của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ. Câu chuyện về quá trình dựng nước, giữ nước của các vua Hùng
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 9, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Suy nghĩ của em qua cách người xưa lý giải nguồn gốc hiện tượng lũ lụt được thể hiện qua truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
Chú ý về hiện tượng tự nhiên được nêu trong truyện để trả lời câu hỏi này.
- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lý giải hiện tượng mưa gió, bão lụt ở nước ta hằng năm.
- Theo tác giả dân gian, nguyên nhân của hiện tượng mưa gió, bão lụt chính là sự hận thù của Thủy Tinh sau khi không giành lại được Mị Nương từ tay Sơn Tinh và thất bại trong cuộc cầu hôn.
Bài tập 8
Bài tập 8 (trang 9, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Tên các truyền thuyết mà em biết (ngoài Thánh Gióng và Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) có những chi tiết giải thích nguồn gốc của một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên:
Tìm thêm các truyền thuyết lý giải nguồn gốc của một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
- Bánh chưng, bánh giầy lý giải nguồn gốc của bánh chưng và bánh giầy.
- Sự tích Hồ Gươm lý giải nguồn gốc của địa danh Hồ Gươm và Tháp Rùa.
Bài tập 9
Bài tập 9 (trang 10, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) ghi lại tưởng tượng về ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và tưởng tượng về hai nhân vật để viết đoạn văn.
Ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai vị thần luôn gây tò mò cho bạn đọc. Vị thần núi Sơn Tinh thì có ba mắt. Mắt thứ ba kia như nhìn thấy mọi thứ để có thể thấy cảnh nhân dân lầm than trong dòng nước lũ và quyết tâm chiến thắng kẻ thù Thủy Tinh. Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt. Còn thần Thủy Tinh thì mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì. Màu xanh của biển cả nhuốm trên mình chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Thủy Tinh - vẻ đẹp của quyền lực, bão tố. Hai chàng trai là hai vẻ đẹp, hai bức họa sống động về tự nhiên muôn màu.