Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 47, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Ý nghĩa của tiếng cưới được nói tới trong văn bản:
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Những tiếng cười được bàn luận trong bài viết này là tiếng cười "ta không bao giờ muốn nghe, không bao giờ chờ đợi”. Những tiếng cười khiến ta phải phiền lòng, khó chịu và ước sao nó không hướng vào mình. Đó là sự cười nhạo, chê bai người khác.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 47, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Đối với hiện tượng cười nhạc người khác người viết bày tỏ thái độ:
Căn cứ để khẳng định điều đó:
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
- Đối với hiện tượng cười nhạc người khác người viết bày tỏ thái độ: phê phán, lên án những người chê bai, cười nhạo người khác.
- Căn cứ đề khẳng định điều đó:
+ Tác giả nhận xét trên đời này không có ai là hoàn hảo. Điều quan trọng là biết tự nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục. Những người đi chê bai không nghĩ rằng khi họ cũng vướng phải những sai lầm đó thì họ có đáng bị chê cười hay không.
+ Sự khác biệt của mỗi người chính là yếu tố quyết định giá trị của mỗi con người. Nên không có lý do gì để đáng bị người khác cười nhạo. Nếu ai đó cũng bị cười nhạo, tác giả đặt câu hỏi liệu họ có cảm thấy dễ chịu không.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 47, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Sự cười nhạo người khác là rất vô lí, bởi:
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Trên đời này không có ai là hoàn hảo. Điều quan trọng là biết tự nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục. Những người đi chê bai không nghĩ rằng khi họ cũng vướng phải những sai lầm đó thì họ có đáng bị chê cười hay không.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 47, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những lý lẽ được sử dụng trong văn bản:
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
- Lý do để cười: muôn hình vạn trạng.
- Mọi người đều không hoàn hảo, quan trọng là nhận ra và khắc phục.
- Sự khác biệt tạo ra sự đa dạng, phong phú cho cộng đồng. Cái khác, cái riêng là bản chất chứ không phải nhược điểm.
- Phản ứng của mỗi người khi bị cười cợt là khác nhau (Có người mặc kệ, có người lặng lẽ sửa nhưng cũng có người hành vi tiêu cực).
- Thái độ đúng đắn trước sai lầm, khuyết điểm của người khác: Nói rõ sự thật, góp ý chân thành.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 48, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Tác dụng của bằng chứng được sử dụng trong văn bản:
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Tác giả đưa ra bằng chứng cụ thể là hình ảnh của chú Nam - một người dị tật. Sự chê bai chú Nam của những người khác đã phải trả giá bằng việc giờ đây mọi người đã phải thán phục chú.
=>Bằng chứng này đã giúp làm sáng tỏ luận điểm, lý lẽ mà tác giả đề cập.