Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 Luyện tập: Chuyển câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)...

Luyện tập: Chuyển câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) trang 65 SGK Văn 7, Khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, ta có...

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) – Luyện tập: Chuyển câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) trang 65 SGK Ngữ văn 7. Khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, ta có thể giữ lại từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động hoặc không giữ lại từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động.

Advertisements (Quảng cáo)

1. Để giải bài tập này, các em cần nắm được hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (xem Ghi nhớ của mục I, trang 64, SGK): chuyển đổi bằng cách dùng được/bị và không dùng được/bị. Cũng cần chú ý là: khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, ta có thể giữ lại từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động hoặc không giữ lại từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động.

a) Chẳng hạn, câu a có thể được biến đổi theo hai cách như sau:

– Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII

– Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII

(Chú ý: Dấu ngoặc đơn ( ) đánh dấu những từ ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu, tức là những từ ngữ có thể bị lược bỏ).

b) – Tất cả cánh cửa chùa được (người ta ) làm bằng gỗ lim.

– Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng lim.

c)  – Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên cây đào.

– Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d)  – Lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.

– Lá cờ đại  được dựng giữa sân.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Để giải bài tập này, các cm cần thấy được sự khác biệt của việc dùng từ được hay từ bị trong câu bị động: câu bị động dùng được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc (sự việc là đáng mong muốn), cầu bị động dùng bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc (sự việc là không đáng mong muốn).

Có những sự việc đã nhất trí đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực (ví dụ: Bạn ấy được thưởng / Nó bị chó cắn), nhưng có những sự việc mà cách đánh giá phụ thuộc vào nhận thức, tình cảm chủ quan của người viết hay người nói. Chẳng hạn câu a có ihể chuyển đổi thành câu bị động theo hai cách

– Em bị thầy giáo phê bình. (Em cho rằng, để thầy giáo phê bình là điều tồi tê

– Em được thầy giáo phê bình. (Em cho rằng mình sẽ tốt hơn nhờ sự phê bình của thầy giáo).

Tương tự ta có câu b, c.

b) Ngôi nhà ấy đã bị (được) người ta phá đi.

c) Sự khác biệt giữa thành thị và nông hôn đã bị / được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

3. Đây là hài tập sáng tạo, các em cần viết câu bị động đúng chỗ, phù hợp với liên kết và mạch lạc của đoạn văn.