Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Nói về tác dụng của lao động sáng tạo, nhà thơ Hoàng...

Nói về tác dụng của lao động sáng tạo, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (.Bài ca vỡ đất - Hoàng Trung Thông)...

Bài viết số 5 - Văn lập luận chứng minh - Nói về tác dụng của lao động sáng tạo, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (.Bài ca vỡ đất - Hoàng Trung Thông) Bằng thực tế trong cuộc sống lao động xây dựng đất nước, em hãy làm sáng tỏ ý thơ . Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta chịu nhiều gian khổ vừa chống giặc vừa đảm bảo đời sống. Từ đó có nhiều đoàn công binh đã hăng hái đi khai hoang vỡ đất, trồng trọt sản xuất để nuôi quân.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta chịu nhiều gian khổ vừa chống giặc vừa đảm bảo đời sống. Từ đó có nhiều đoàn công binh đã hăng hái đi khai hoang vỡ đất, trồng trọt sản xuất để nuôi quân. Nhằm ca ngợi tinh thần lao động của các chiến sĩ ấy, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cùng thành cơm.

Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân trong thời gian qua. ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên:

Advertisements (Quảng cáo)

“Bàn tay ta làm nên tất cả”, hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là hao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội. “đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động. Như vậy từ những  mảnh đất khô cằn chính sức lao động của con người đã cải tạo, biến “sỏi đá ” thành

chất dinh dưỡng cho cây lúa làm ra cơm gạo và tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Quả thật, sức lao động sáng tạo của con người rất to lớn.

Đất nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải chịu cảnh chiến tranh chết chóc, bom đạn cày xới mảnh đất quê hương. Khi hòa bình nhân dân ta phải xây dựng lại, phải “hiến hoang vu thành cơm áo, hoa hồng”. Và chính đôi hàn tay cần cù lao động của người dân chịu thương chịu khó đã dần dần làm thay da đổi thịt mảnh đất này. Về vùng đất Củ Chi, ta sẽ thấy những hố hom, những ụ pháo, những vành đai sắt ngày nào giờ đây nhờ sức lao động cần cù của người dân Củ Chi, xưa kia kiên cường trong chiến đấu nay lại cần mẫn trong lao động - đã trở nên trù phú xanh tươi. Rồi đến những vùng đất hoang vu quanh năm nước nổi ở Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười - vùng rừng sát, rừng ngập mặn trước kia không ai qua lại - giờ đây mọc lên những nhà ngói đỏ san sát, vườn tược sum sê, đồng lúa rập rờn. Chính bàn tay lao động cùng với trái tim khối óc đã làm vùng kinh tế mới này tràn đầy sức sống. Như vậy, chỉ cần cần cù lao động, tất cả mọi việc, đù khó khăn đến đâu, ta cũng có thể giải quyết đưực.

Ta hãy nhìn lại những dòng kênh xanh nối tiếp nhau chảy vào đồng ruộng; những đập thủy điện Trị An, sông Đà với những công trình xây dựng trên những vùng đất khô cằn; những chiếc cầu, con đường huyết mạch lưu thông từ ndi này sang nơi khác chạy dọc chạy ngang khắp mọi miền của đất nước; những nhà máy mọc lên như nấm; hàng loạt, hàng loạt nhà cao tầng, dinh thự đã xuất hiện trên những mảnh đất xưa kia là đồng khô cỏ cháy, là hố bom, ụ pháo... ta mới hiểu được sức lao động của con người có thể làm thay da đổi thịt đất nước, làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Chính đôi bàn tay, khối óc, sự lao động không mệt mỏi của con người đã biến “sỏi đá” thành cơm gạo... thành cuộc sống ấm no hạnh phúc, chính ‘bàn tay ta” đã “làm nên tất cả”. Quả đúng như vậy. Có dịp suy ngẫm, kiểm nghiệm lại ta mới thấy hết ý nghĩa trong lời thơ của Hoàng Trung Thông và hiểu rõ giá trị của lao động...

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)