LUẬT THƠ LỤC BÁT:
Gợi ý trả lời câu hỏi
2.
a. Cặp câu thơ lục bát gồm một câu sáu (lục) tiếng và một câu tám (bát) tiếng. Vì thế gọi là thơ lục bát.
b.
Anh đi anh nhớ quê nhà
B B B T B B
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
T B B T T B B B
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
T B T T B B
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
T B T T B B B B
c. Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám nếu tiếng này có thanh huyền thì tiếng kia có thanh ngang (không dấu) và ngược lại.
d. Nhận xét về luật thơ lục bát
- Số tiếng: câu đầu sáu tiếng, câu sau tám tiếng.
- Vần: chữ thứ sáu câu đầu (lục) vần với chữ thứ sáu câu sau (bát) và chữ thứ tám của câu bát lại vần với chữ thứ sáu của câu sáu sau và cứ thế mà tiếp tục.
Luật bằng trắc: tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Các tiếng thứ 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.
Cách ngắt nhịp: thường là nhịp chẵn, cũng có khi lẻ.
Câu lục: 2/2/2 hoặc 3/3
Câu bát: 2/ 2 / 2 / 2 hoặc 4/ 4 hoặc 3/5
Ghi nhớ:
Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng v à một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây B: bằng; T:Trắc, V: Vần, chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ
Tiếng Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Advertisements (Quảng cáo) 5 |
6 |
7 |
8 |
6 |
- |
D |
- |
T |
— |
BV |
||
8 |
- |
B |
- |
T |
- |
BV |
- |
BV |
Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc. Trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bằng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy.