1. Tính liên kết.
a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết một đoạn văn như ví dụ (a) trong sách giáo khoa thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói.
b. Lí do mà En-ri-cô không hiểu ý bố là vì: Câu văn có nội dung chưa thật rõ ràng; thứ hai vì giữa các câu chưa có sự liên kết; muốn cho đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
Advertisements (Quảng cáo)
b) Đoạn văn sau thiếu sự liên kết, vì giữa các câu không có các phương tiện ngôn ngữ để kết nối:
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sỆẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trẽn gối mềm, đôi môi hé nở và thỉnh thoảng chúm Lại như đang nút kẹo.
Đoạn văn trên có thể sửa lại bằng cách thêm vào các phương tiện ngôn ngữ như sau:
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn băy giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uổng một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trẽn gối mềm, đôi môi ké nở và thỉnh thoảng chúm lại như đang nút kẹo.
c) Từ hai ví dụ trên, chúng ta nhận thây: một văn bản có tính liên kết trước hết nội dung của các câu phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ liên kết một cách thích hợp.