Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 Soạn bài: Sông núi nước nam (Nam quốc sơn hà) trang 62...

Soạn bài: Sông núi nước nam (Nam quốc sơn hà) trang 62 Văn 7 – Văn 7...

Nam Quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt – Soạn bài: Sông núi nước nam (Nam quốc sơn hà) trang 62 SGK Ngữ Văn 7. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Advertisements (Quảng cáo)

1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
Nguyên văn bài Nam quốc sơn hà là bài thơ chữ Hán được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (bốn câu, mỗi câu bảy chữ,  vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 3).

2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:

– Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu)

– Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau).

3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bô” cục như thê” nào? Hãy nhận xét về bô cục và cách biểu ý đó?

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý Bố cục có thể phân làm hai phần: hai câu đầu, khẳng định chủ quyền,hai câu sau, kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Bố cục như thế rất rõ và chặt chẽ, lời nói chắc nịch dứt khoát theo mạch ý hết sức tự có chủ quyền và bảo vệ chủ quyền.

4: Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm (hày tỏ, cảm xúc) ẩn kín vào bên trong ý tường. Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. Người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy cảm xúc yêu nước mãnh liệt thể hiện trong đó.

Qua các cụm từ: “tiệt nhiẽn”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.