Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức 1. Vương quốc phong kiến nào ở Đông Nam Á được hình...

1. Vương quốc phong kiến nào ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X không còn tiếp tục...

Dựa vào nội dung mục 1 trang 35 SGK Lịch sử & Địa lí 7. Phân tích và giải Câu hỏi phần A, bài tập 1 trang 23 SBT Lịch sử 7 - Bài 6. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

1.1. Vương quốc phong kiến nào ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X không còn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này?

A. Vương quốc Pa-gan.

B. Vương quốc Chăm-pa.

C. Vương quốc Hi-ri-pun-giay-a.

D. Vương quốc Phù Nam.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung mục 1 trang 35 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc Pa-gan, Ha-ri-pun-giay-a, Chăm-pa và Đại Việt vẫn tiếp tục phát triển.

=> Chọn D

1.2. Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ

A. quân Mông-Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á.

B. nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía Nam.

C. do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất.

D. do nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ, các tộc người để kháng chiến chống ngoại xâm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung mục 1 trang 36 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vào thế kỉ XIII, quân Mông-Nguyên mở rộng xâm lược Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người trong kháng chiến chống ngoại xâm đã dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất, hình thành một số vương quốc phong kiến lớn.

=> Chọn C

1.3. Sau khi quân Mông-Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XIII), nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ

A. Vương quốc Su-khô-thay.

B. Vương quốc A-út-thay-a.

C. Vương quốc Lan Xang (Lào ngày này).

D. Vương quốc Chăm-pa.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung mục 1 trang 36 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay thành lập quốc gia thống nhất. Vương quốc Lan Xang được thành lập (Lào ngày nay.

=> Chọn D.

1.4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

A. Bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua.

B. Đất nước được chia thành nhiều tỉnh.

C. Hệ thống quan lại các cấp được hoàn chỉnh.

D. Luật pháp ngày càng hoàn thiện với sự xuất hiện của nhiều bộ luật.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung mục 1 trang 36 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ở các vương quốc, bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp. Luật pháp cũng ngày càng được hoàn thiện với sự xuất hiện nhiều bộ luật.

=> Chọn B

Advertisements (Quảng cáo)

1.5. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

A. Nền nông nghiệp lúa nước phát triển.

B. Hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển.

C. Kinh tế phát triển khá thịnh đạt.

D. Những mầm mống của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung mục 1 trang 36 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhờ sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nước cùng với hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển, kinh tế ở các vương quốc trong những thế kỉ này phát triển khá thịnh đạt.

=> Chọn D

1.6. Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là

A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo.

B. Đạo giáo, Phật giáo.

C. Đạo giáo, Hồi giáo.

D. Phật giáo và Ki-tô-giáo.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung mục 2 phần a trang 37 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á.

Hồi giáo cũng theo chân các thương nhân Ả Rập, Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á.

=> Chọn A

1.7. Nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng đã được xây dựng ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này, ngoại trừ

A. khu đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia).

B. chùa Vàng (Thái Lan).

C. chùa Vàng (Mi-an-ma).

D. đền Bô-rô-đua (In-đô-nê-xia).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung mục 2 phần c trang 38 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp.. được xây dựng trở thành các di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng thế giới như khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan)….

=> Chọn D

1.8. Chữ Nôm của người Việt được cải biên từ loại chữ nào?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ Bra-mi của Ấn Độ.

C. Chữ Hán của Trung Quốc.

D. Chữ Hán của Trung Quốc và chữ Chăm cổ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung mục 2, phần b trang 37 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm,…

=> Chọn C

Advertisements (Quảng cáo)