Câu hỏi/bài tập:
Hãy xác định các câu sau đây đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.
A. Giai cấp tư sản ra đời có thế lực ngày càng mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng, vì thế họ muốn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, đầu tiên là trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.
B. Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hoá mới của giai cấp mình.
C. Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Anh.
D. Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá Phục hưng là ca ngợi sự công bằng, bác ái.
E. Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hộ việc bóc lột làm giàu của giai cấp tư sản.
G. Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị của giai cấp tư sản.
H. Sự ra đời của đạo Tin Lành là một trong những kết quả của phong trào Cải cách tôn giáo.
Dựa vào nội dung mục 2 và 3 trang 19-22 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Advertisements (Quảng cáo)
- Giai cấp tư sản ra đời có thế lực ngày càng mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng trong xã hội, vì thế họ muốn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, đầu tiên trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá.
- Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hoá mới của giai cấp mình.
- Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Italia.
- Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá phục hưng là đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.
- Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hội giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời.
- Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng của giai cấp tư sản.
- Sự ra đời của đạo Tin lành là một trong những kết quả của phong trào Cải cách tôn giáo.
=> Chọn: Đúng: A,B,H;
Sai: C: Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Italia; D: Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá phục hưng là đề cao giá trị con người và tự do cá nhân; E: Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hội giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời; G: Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng của giai cấp tư sản.