Trang chủ Lớp 7 SBT Toán 7 - Cánh diều Bài 103 trang 98 SBT Toán 7 Cánh diều: Cho tam giác...

Bài 103 trang 98 SBT Toán 7 Cánh diều: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, AB < AC < BC. Các tia phân giác của góc A và...

Giải Bài 103 trang 98 sách bài tập toán 7 - Cánh diều - Bài tập cuối chương 7

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, AB < AC < BC. Các tia phân giác của góc A và góc C cắt nhau tại O. Gọi F là hình chiếu của O trên BC; H là hình chiếu của O trên AC. Lấy điểm I trên đoạn FC sao cho FI = AH. Chứng minh:

a) OC vuông góc với FH;

b) Tam giác OAI là tam giác cân;

c) Tam giác BAI là tam giác cân.

- Chứng minh: CO là đường trung trực của đoạn thẳng FH nên OC vuông góc với FH.

- Chứng minh: ∆OHA = ∆OFI suy ra OA = OI nên tam giác OAI cân tại O.

- Chứng minh: AB = BI nên tam giác BAI cân tại B.

Answer - Lời giải/Đáp án

 

a) Xét DOHC và DOFC có:

\(\widehat {OHC} = \widehat {OFC}\left( { = 90^\circ } \right)\)

OC là cạnh chung,

\(\widehat {OCH} = \widehat {OCF}\) (do CO là tia phân giác của góc ACB)

Do đó ∆OHC = ∆OFC (cạnh huyền – góc nhọn)

suy ra CH = CF, OH = OF (các cặp cạnh tương ứng).

Do đó C và O cùng nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng FH.

Hay CO là đường trung trực của đoạn thẳng FH.

Do đó OC ⊥ FH.

Vậy OC ⊥ FH.

b) Xét ∆OHA và ∆OFI có:

\(\widehat {OHA} = \widehat {OFI}\left( { = 90^\circ } \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)

OH = OF (chứng minh câu a),

AH = IF (giả thiết),

Do đó ∆OHA = ∆OFI (hai cạnh góc vuông)

Suy ra OA = OI (hai cạnh tương ứng)

Tam giác OAI có OA = OI nên ∆OAI cân tại O.

Vậy tam giác OAI là tam giác cân tại O.

c) • Kẻ OK ⊥ AB (K ∈ AB).

Xét ∆AOH và ∆AOK có

\(\widehat {OHA} = \widehat {OK{\rm{A}}}\left( { = 90^\circ } \right)\)

OA là cạnh chung,

\(\widehat {HAO} = \widehat {KAO}\) (do AO là tia phân giác của góc BAC)

Do đó ∆AOH = ∆AOK (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra AH = AK (hai cạnh tương ứng).

•Xét tam giác ABC có O là giao điểm của hai tia phân giác của góc ACB và BAC.

Suy ra BO là tia phân giác của góc ABC.

Xét ∆BOK và ∆BOF có

\(\widehat {OKB} = \widehat {OFB}\left( { = 90^\circ } \right)\)

OB là cạnh chung,

\(\widehat {KBO} = \widehat {FBO}\) (do BO là tia phân giác của góc ABC)

Do đó ∆BOK = ∆BOF (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra BK = BF (hai cạnh tương ứng)

•Ta có AB = AK + KB, BI = BF + FI

Mà BK = BF, AK = IF (=AH)

Từ đó suy ra AB = BI nên tam giác BAI cân tại B.

Vậy tam giác BAI cân tại B.

Advertisements (Quảng cáo)