Câu hỏi trang 35
Mở đầu:
Các hình ảnh trong Hình 7.1 có liên quan gì đến việc mất rừng? |
Quan sát Hình 7.1 ta thấyđất khô hạn, nứt nẻ; sạt lở đất, lũ lụt hạn hán xảy ra.
Quan sát Hình 7.1, ta thấy:
Hình a: đất đai khô cằn, nứt nẻ
Hình b: Đất đồi núi sạt lở
Hình c: Lũ lụt
Câu hỏi:
Quan sát Hình 7.2 và cho biết tình hình rừng ở nước ta diễn biến như thế nào? |
Quan sát Hình 7.2 và phân tích biểu đồ diện tích rừng và độ che phủ rừng ở Việt Nam: Tình hình rừng ở nước ta diễn biến từ năm 1943 đến năm 2019, rừng tự nhiên có xu hướng giảm, độ che phủ rừng không ổn định.
Tình hình rừng ở nước ta diễn biến từ năm 1943 đến năm 2019, rừng tự nhiên có xu hướng giảm, độ che phủ rừng không ổn định.
=> Rừng ở nước ta đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, diện tích độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.
Câu hỏi trang 36
Luyện tập:
Dựa vào Hình 7.3, em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của việc mất rừng ở nước ta. |
Quan sát Hình 7.3, ta thấy một số nguyên nhân như sau: Cháy rừng, chặt phá rừng và săn bắn các động vật hoang dã.
Quan sát Hình 7.3, ta thấy có một số nguyên nhân gây ra mất rừng:
Hình a: Nạn cháy rừng
Hình d: Săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dã
Hình g: Khai thác lâm sản tự do bừa bãi
Hậu quả của việc mất rừng:
Hình b: Đất đai bị xói mòn
Hình c: Gây ra lũ lụt
Hình e: Gây ra hạn hán, thiếu nước trầm trọng
=> Hậu quả: tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…
Vận dụng:
Em sẽ làm gì để góp phần giảm thiểu thiên tai (lũ lụt, hạn hán, …) |
Liên hệ thực tế để trả lời
- Dọn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.
- Ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng và báo cáo các cơ quan chức năng nếu phát hiện ra hành vi phá hoại.
- Tuyên truyền để mọi người có ý thức bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
Câu hỏi:
Quan sát Hình 7.4 và cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. |
Quan sát Hình 7.4, ta thấy có 5 ý nghĩa của việc bảo rừng.
Quan sát Hình 7.4, ta thấy có 5 ý nghĩa của việc bảo rừng:
- Lưu trữ carbon
- Cung cấp thực phẩm cho con người
- Nơi sinh sống của khoảng 80% giống loài sinh vật sống trên cạn
- Nuôi dưỡng đất
- Điều tiết nước
Advertisements (Quảng cáo)
Luyện tập:
Vì sao bảo vệ rừng lại giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu? |
- Nhớ lại vai trò của rừng
- Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
- Nhớ lại vai trò của rừng: Rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất. Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng thường xuyên thu nhận carbon dioxide (CO2) và cung cấp oxygen (O2) giúp điều hòa khí hậu. Do đó bảo vệ rừng là góp 1 phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Câu hỏi trang 37
Câu hỏi:
Em hãy nêu mục đích và một số biện pháp bảo vệ rừng. |
Đọc nội dung mục 3 Bảo vệ rừng để trả lời.
- Mục đích bảo vệ rừng: Nhằm giữ gìn tài nguyên rừng, đất rừng hiện có đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng: Để bảo vệ rừng cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp:
+ Cá nhân, tổ chức kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép theo quy định của pháp Luật
+ Tổ chức định canh, định cư cho người dân, phòng chống cháy rừng, quản lý chăn thả vật nuôi
+ Nâng cao nhận thức, năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.
+ Nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.
Luyện tập:
Trong các hoạt động ở Hình 7.5, hoạt động nào bảo vệ rừng, hoạt động nào làm suy giảm tài nguyên rừng? Vì sao? |
- Suy nghĩ kết hợp các kiến thức đã học để phân tích Hình 7.5
- Đọc lại mục nội dung 3.2 Biện pháp để trả lời.
Trong các hoạt động ở Hình 7.5, ta thấy:
- Hoạt động bảo vệ rừng:
Hình a: Kiểm lâm đang đi tuần tra rừng
Hình c: Có treo biển Nghiêm cấm chặt phá, phá hoại rừng
Hình g: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho người dân
- Hoạt động làm suy giảm tài nguyên rừng:
Hình b: Chặt phá rừng bừa bãi
Hình d: Săn bắt, nuôi nhốt thú rừng
Hình e: Đốt rừng, cháy rừng
Vận dụng:
Liệt kê các hoạt động em sẽ làm để bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng. |
Liên hệ thực tế:
- Tham gia tuyên truyền, làm apic tuyên truyền bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng.
- Tích cực trồng cây, hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
- Lựa chọn sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí.
- Không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa.
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho những người xung quanh về bảo vệ, phát triển rừng.
- Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật bị cấm khai thác, săn bắt,..
- Tích cực trồng cây, hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
- Lựa chọn sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí.
- Không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa.
- Thông báo đến cơ quan chức năng về cá nhân hay tổ chức phá hoại rừng.