Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Toán 7 (Kết nối tri thức) Bài 1 (2.19) trang 32 vở thực hành Toán 7: Phân số...

Bài 1 (2.19) trang 32 vở thực hành Toán 7: Phân số nào trong các phân số trên không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?...

Đổi các phân số ra số thập phân. Hướng dẫn cách giải/trả lời Bài 1 (2.19) trang 32 vở thực hành Toán 7 - Luyện tập chung trang 32. (2. 19). Cho bốn phân số \(\frac{{17}}{{80}};\frac{{611}}{{125}};\frac{{133}}{{91}};\frac{9}{8}\) Phân số nào trong các phân số trên không viết được dưới dạng số... Phân số nào trong các phân số trên không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

Question - Câu hỏi/Đề bài

Bài 1 (2.19). Cho bốn phân số \(\frac{{17}}{{80}};\frac{{611}}{{125}};\frac{{133}}{{91}};\frac{9}{8}\)

a) Phân số nào trong các phân số trên không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

b) Cho biết \(\sqrt 2 = 1,414213562...\), hãy so sánh phân số tìm được tròn câu a) với \(\sqrt 2 \)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Đổi các phân số ra số thập phân.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta thấy 80; 125 và 8 không có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên \(\frac{{17}}{{80}};\frac{{611}}{{125}};\frac{9}{8}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Ngoài ra \(133 = 7.19;91 = 7.13\) nên \(\frac{{133}}{{91}} = \frac{{13}}{{19}}\)là phân số tối giản, mẫu có ước nguyên tố 13 nên phân số này viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Vì vậy trong bốn phân số đã cho chỉ có \(\frac{{133}}{{91}}\) không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

b) Viết phân số tìm được trong phần a) dưới dạng số thập phân ta có \(\frac{{133}}{{91}} = 1,\left( {461538} \right)\). So sánh số này với \(\sqrt 2 = 1,414213562...\) ta thấy \(1,\left( {461538} \right) = 1,141538461... > 1,414213562...\) do đó \(\frac{{133}}{{91}} > \sqrt 2 \).