Trang chủ Lớp 8 Lịch sử lớp 8 Chính sách kinh tế của Pháp (1897 – 1914), Thực dân Pháp...

Chính sách kinh tế của Pháp (1897 – 1914), Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. ở Bắc Kì, chỉ tính đến năm 1902 đã có ...

Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam – Chính sách kinh tế của Pháp (1897 – 1914). Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. ở Bắc Kì, chỉ tính đến năm 1902 đã có 182 000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng Giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tích cày cấy ở Nam Kì.

Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. ở Bắc Kì, chỉ tính đến năm 1902 đã có 182 000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng Giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tích cày cấy ở Nam Kì.
Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam.
Trong công nghiệp, trước hết thực dân Pháp tập trung vào khai thác than và kim loại.
Sau công nghiệp khai thác, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm, rượu, đường, vải sợi… cũng đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.
Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế. Trong khi đó, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao, có mặt hàng tới 120%. Hàng hoá của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
Pháp tiến hành đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới. Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện. Ngoài ra, chúng còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt…