Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Al, Fe và dung dịch HCl.
a) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho khí hiđro nhiều hơn ?
b) Nếu thu được cùng một lượng khí hiđro thì khối lượng kim loại nào dùng ít hơn ?
a) Gọi khối lượng của các kim loại cùng tác dụng với dung dịch HCl là a.
Phương trình hóa học
\(2Al\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \)
(2×27)g (3×22,4) lít
Advertisements (Quảng cáo)
a g x lít
\(x = {{(3 \times 22,4)a} \over {2 \times 27}} = 1,24a\)
\(Fe\,\,\,\,\, + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \)
56 g 22,4 lít
a g y lít
\(y = {{22,4a} \over {56}} = 0,4a\)
Vậy cùng một lượng Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thì nhôm cho thể tích hiđro nhiều hơn sắt.
b) Nếu thu được cùng một lượng khí hiđro thì lượng nhôm dùng ít hơn lượng sắt.