Trang chủ Lớp 8 SBT Ngữ văn lớp 8 (sách cũ) Soạn bài Bàn luận về phép học SBT Văn lớp 8 tập...

Soạn bài Bàn luận về phép học SBT Văn lớp 8 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 trang 64 - Chép vào vở bài tập...

Giải câu 1, 2, 3 trang 64 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Chép vào vở bài tập này và điền dấu X vào ô thích hợp trong bảng dưới đây. Soạn bài Bàn luận về phép học SBT Ngữ Văn 8 tập 2 - Soạn bài Bàn luận về phép học

1. Chép vào vở bài tập này và điền dấu X vào ô thích hợp trong bảng dưới đây:

Thể loại

Mục đích, chức năng chủ yếu

Ban bố mệnh lệnh

Trình bày sự việc, ý kiến

Cổ vũ, thuyết phục

Tổng kết, tuyên ngôn

Hịch

Cáo

Chiếu

Biểu

Ôn lại kiến thức các thể loại đề bài yêu cầu ở phần Chú thích (*) các trang 50, 58 - 59, 67 - 68, SGK. Sau đó đánh dấu X vào bảng đã chép vào vở bài tập. Ví dụ :

Thể loại

Muc đích, chức năng chủ yếu

Ban bố mệnh lệnh

Trình bày sự việc, ý kiến

Cổ vũ, thuyết phục

Tổng kết, tuyên ngôn

Hịch

Advertisements (Quảng cáo)

Cáo

Chiếu

Biểu

X

 

 

2. Từ đoạn văn sau của Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) : "Học là gì ? Học tức là học những cái chưa biết để biết mà đem ra thực hành. Nhưng thực hành cái gì ? Thực hành ở đâu ? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa” (Tế cấp bát điều - Tám việc cần làm gấp), hãy nêu lên sự giống nhau trong quan niệm về việc học của Nguyễn Thiếp và Nguyễn Trường Tộ. Quan niệm này có tác dụng và ý nghĩa như thế nào ?

Trong bài tấu gửi lên vua Quang Trung, khi bàn về phương pháp học, Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan niệm: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Gần một thế kỉ sau,trong bản Điều trần gửi lên nhà vua, Nguyễn TruowngfTooj cũng nêu lên quan niệm : "Học tức là học những cái chưa biết để biết mà đem ra thực hành”. Như vậy là giữa Nguyễn Thiếp và Nguyễn Trường Tộ đều có quan niệm giống nhau: coi trọng tính thực tiễn của việc học, học phải đi đôi với hành. Sở dĩ có sự gặp gỡ trong quan niệm ấy giữa hai người là bởi cả hai ông đều chứng kiến thực trạng nền giáo dục đương thời "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi” (Nguyễn Thiếp), "đua nhau trau chuốt từng câu hay, từng chữ khéo...nhau lại những nghĩa lí cặn bã xa xưa” (Nguyễn Trường Tộ). Là những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc,với sự phát triển của đất nước, Nguyễn Thiếp và Nguyễn Trường Tộ đều phê phán lối học rập khuôn, máy móc, sáo mòn, chuộng hình thức, không thiết thực. Hai người đều nhiệt tâm khẳng định việc học phải gắn liền với thực tiễn, học phải kết hợp với hành.

Ý nghĩa và tác dụng của quan niệm "theo điều học mà làm”, "học những cái chưa biết để biết mà đem ra thực hành” là đã gắn việc học với thực tiễn đời sống. Quan niệm này phát huy được sự sáng tạo của người học, phát huy được khả năng to lớn của tri thức, biến tri thức thành những của cải tinh thần và của cải vật chất cần thiết cho cuộc sống. Ngày nay chúng ta cũng rất coi trọng việc "học đi đôi với hành” để vận dụng những tri thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội cũng như trong cuộc sống của mỗi con người.

3. Phân tích trình tự lập luận của bài Bàn luận về phép học. Hãy trình bày lập luận ấy bằng một sơ đồ.

Bài Bàn luận về phép học có trình tự lập luận hết sức chặt chẽ :

- Mở đầu, tác giả nêu lên mục đích của việc học chân chính là học để làm người.

- Tiếp đến, tác giả soi mục đích của việc học chân chính vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây những tác hại lớn : "Chúa tầm thường, thần nịnh hót”, học không có thực chất, dẫn đến cảnh "nước mất, nhà tan”.

- Sau đó, tác giả nêu kiến nghị những việc cần làm và khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong việc học : mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học ; học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng; phương pháp học là phải tuần tự, từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

- Kết luận, La Sơn Phu Tử nêu lên tác dụng của việc học chân chính : "người tốt nhiềụ” (đất nước nhiều nhân tài), "triều đình ngay ngắn” (chế độ vững mạnh), "thiên hạ thịnh trị” (thiên hạ thái bình, hưng thịnh).

Có thể khái quát lập luận bằng sơ đồ sau:

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)