Trang chủ Lớp 8 SBT Ngữ văn lớp 8 (sách cũ) Viết đoạn văn trình bày luận điểm SBT Văn lớp 8 tập...

Viết đoạn văn trình bày luận điểm SBT Văn lớp 8 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 67...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 67 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Em hãy đọc lại một lần nữa các câu chủ đề mở đầu cho hai đoạn văn diễn dịch đã nêu trong bài tập 1, rồi thực hiện những yêu cầu ghi bên dưới.. Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm SBT Ngữ Văn 8 tập 2 - Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm

1. Bài tập 1, trang 81, SGK.

2. Em hãy đọc lại một lần nữa các câu chủ đề mở đầu cho hai đoạn văn diễn dịch đã nêu trong bài tập 1, rồi thực hiện những yêu cầu ghi bên dưới.

- Trước hết là cần phải tránh cái lối viết "rau muống”, nghĩa là lằng nhằng "trường giang đại hải”, làm cho người xem như là "chắt chắt vào rừng xanh ". (Hồ Chí Minh)

- Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ. (Nguyễn Tuân)

Yêu cầu .

a) Điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây :

Câu văn của:

Được viết để nối với đoan (câu) văn nói vể:

Nhằm trình bày luận điểm :

Hồ Chí Minh

Nguyễn Tuân

b) Một nhóm HS đã thử diễn đạt lại câu văn của Nguyễn Tuân theo các cách dưới đây:

- Bên cạnh việc đam mê viết Nguyên Hồng còn có cái thích được truyền nghề cho các bạn trẻ.

- Do đam mê viết nên Nguyên Hồng còn thích được truyền nghề cho các bạn trẻ.

- Tuy đam mê viết nhưng Nguyên Hồng còn thích được truyền nghề cho các bạn trẻ.

- Nguyên Hồng không chỉ đam mê viết. Ông còn có cái thích được truyền nghề cho cảc bạn trẻ.

Hãy xác định rõ : Trong những câu trên, câu nào đạt và câu nào còn chưa đạt các yêu cầu : không thay đổi ý của câu văn gốc và không làm mất mối liên hệ với đoạn văn đã viết ở bên trên ? Vì sao ?

c) Theo yêu cầu vừa được nhắc lại ở điểm (b), hãy diễn đạt câu mở đoạn sau đây bằng ít nhât là hai cách khác :

Ngoài yêu cầu phải học tập tôt các môn khoa học tự nhiên như đã nói trên, các bạn còn phải chú trọng học tôt các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.

a) Có thể điền những nội dung sau đây vào bảng :

Câu văn của:

Được viết để nối với đoạn (câu) văn nói về :

Nhằm trình bày luận điểm :

Hồ Chí Minh

Những điều cần lưu ý trong cách viết

Advertisements (Quảng cáo)

Cần tránh lối viết dài dòng, lan man

Nguyễn Tuân

Niềm đam mê viết của Nguyên Hồng

Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho bạn trẻ

b) Câu đầu tiên và câu cuối cùng đã đạt các yêu cầu đề ra. Hai câu ở giữa không đạt yêu cầu. Vì quan hệ giữa sự đam mê viết và thích thú truyền nghề ở Nguyên Hồng không có mối quan hệ nhân - quả (để có thể nối bằng do... nên..), cũng không có mối quan hệ đối lập (để nối bằng tuy... nhưng...). Từ đó, ta thấy được : Muốn chuyển đoạn chính xác, người viết phải nắm vững mối quan hệ giữa đoạn vừa viết ở trên với đoạn sẽ được viết bên dưới.

3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Cuộc sống mới ở miền Bắc nước ta hiện nay là cuộc sống sôi nổi, khẩn trương của hàng chục hiệu con người [...] đã làm chủ đời mình, làm chủ chế độ, đang làm cho bộ mật của Tổ quốc hằng ngày, hằng giờ đổi mới. Những vùng đất hoang, cỏ dại bao la của Tây Bắc đã và đang biến thành những ruộng đồng xanh tôt và xóm làng tươi vui. Trên đất Điện Biên lịch sử, mới ngày nào còn đầy mìn và ngổn ngang dây thép gai, những xác máy bay và xe tăng địch; nay đã mọc lên một nông trường rộng lớn ngày ngày vang rộn tiếng máy cày và một thị trấn chan hòa ánh điện. Việt Trì bị phá trụi trong kháng chiến, chỉ trong một thời gian mấy năm đã nhường chỗ cho một thảnh phố công nghiệp hiện đại. Thái Nguyên anh dũng đang trở nên một thànnh phố gang thép, một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta. Ở Hưng Yên, đất nơi cằn nơi úng không đủ nuôi sống con người chỉ trong vòng ba bốn năm đã mọc lên một mạng lưới thuỷ lợi chằng chịt làm cho đồng ruộng quanh năm vừa nước, lúa tốt, người vui. Dưới chế độ cũ, nhân dân Việt Nam đến mũi kim, sợi chỉ, cái đinh cũng phải mua , nay đã có nhà máy cơ khí Hà Nội và một số nhả máy lớn nhỏ khác, trong đó; những anh chị em công nhân rất trẻ đang tự chế tạo ra máy móc hiện đại cung cấp thiết bị cho nền kinh tế quốc dân [...] Mối một sự kiện trên đây là một thiên anh hùng ca của cuộc sống. Và biết bao sự kiện như thế đã, đang và sẽ diễn ra Ở miền Bắc nước ta !

a) Hãy xác định luận điểm và các luận cứ của đoạn văn trên.

b) Em nhận thấy các luận cứ của đoạn văn có đủ để làm sáng tỏ luận điểm không ?

c) Câu đầu tiên và hai câu cuối cùng của đoạn văn có tầm quan trọng như thế nào đối với việc trình bày luận điểm ?

(1) Bài nói chuyện này được phát biêu vào năm 1962, khi nước ta còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền ; miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai, còn miền Bắc tiến hành xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. (Trường Chinh, dẫn từ : Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh... về văn hoá văn nghệ, NXB Văn hoá).

b) Để làm sáng tỏ luận điểm : "Cuộc sống mới đang làm cho bộ mặt của Tổ quốc hằng ngày, hằng giờ đổi mới”, tác giả Trường Chinh đã đưa ra một hệ thống luận cứ không chỉ chính xác mà còn phong phú và toàn diện, có đủ dẫn chứng về sự đổi mới của Tổ quốc cả ở miền núi và đồng bằng, cả ở nông thôn và thành phố”. Vì thế, một mặt, mỗi luận cứ đều không thể thiếu trong việc làm sáng tỏ luận điểm ; mặt khác, các luận cứ hợp lại sẽ trở thành một hệ thống vững chắc, đủ sức làm cho luận điểm trở nên có căn cứ, trở nên hoàn toàn đáng tin cậy.

c) Câu đầu tiên của đoạn văn nêu ra luận điểm để định hướng cho nhận thức của người đọc. Còn hai câu cuối cùng không chỉ nhắc lại luận điểm (dưới hình thức ngôn ngữ khác) để nhận thức của người đọc được củng cố vững chắc hơn mà còn nêu cảm xúc làm cho đoạn văn thêm sức hấp dẫn.

4. Em học tập được gì về cách sắp xếp luận cứ trong đoạn nghị luận dưới đây :

Nay có người thây đen ít mà nói là đen, thấy đen nhiều mà nói là trắng, thì nhất định phải cho người đó là không biết phân biệt trắng và đen ; nếm thấy không đắng lắm mà nói là đắng, nếm thấy đắng nhiều mà nói là ngọt thì nhất định phải cho rằng người đó là không biết phân biệt ngọt và đắng. Nay chuyện sai nhỏ thì biết mà phản đốichuyện sai lớn như xâm lược nước khác, thì lại không biết phản đôi mà còn tán dương, cho đó là "nghĩa Như vậy mà gọi là biết phân biệt "nghĩa” và "bất nghĩa ” ư ? Do đó có thể thấy người trong thiên hạ phân biệt "nghĩa ” và "bất nghĩa "hỗn loạn đến thế nào.

(Mặc Tử, dẫn theo Văn học Trung Quốc, Tài liệu tham khảo, tập I, NXB Giáo dục)

Tác giả có dụng ý đặt những luận cứ quen thuộc, dễ thấy, dễ thuyết phục lên trước. Những luận cứ khó nhận ra hơn, nhưng lại quan trọng hơn, lí thú hơn được đưa xuống phía sau. Bằng cách đó, người đọc được dẫn dắt theo con đường đi từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ cái bình thường hơn đến cái thú vị hơn. Cách viết ấy làm cho luận điểm vừa dễ hiểu, dễ được tán đồng, lại vừa có sức lôi cuốn không sao cưỡng nổi.

5. Tác phẩm Chiến quốc sách của văn học cổ Trung Hoa có kể lại một mẩu chuyện đại ý như sau :

Có người đem thuốc bất tử dâng vua. Quan bảo vệ trong cũng hỏi: "Thuốc này có thế uống được không ? Người ấy trả lời: "Được”.

Viên quan bèn giật lấy thuốc mà uống. Vua tức giận, sai người đem chém.

Theo em, để thoát tội, viên quan đó phải lập luận như thế nào ?

Theo chính tác phẩm Chiến quốc sách, để bảo vệ mình, viên quan đã nêu luận điểm : "Uống thuốc bất tử không có tội” và lập luận đại ý như sau :

(a) Thần hỏi người dâng thuốc, người ấy trả lời có thể uống được nên thần mới uống, vậy thần vô tội. (b) Người ta dâng thuốc bất tử, thần uống vào lại bị giết, vậy đó là "thuốc tử”, nói thuốc ấy bất tử là dối trá. (c) Vua tin người dối trá, mà lại muốn giết người vô tội, chẳng lẽ như vậy là đúng sao ?

 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 5 đến 10 câu) để trình bày luận điểm : "Cần phải học tốt các môn khoa học xã hội” (Có thể dùng câu mở đoạn trong bài tập 2.c và học tập cách xây dựng và trình bày luận điểm trong các gợi ý làm bài tập 3 và bài tập 4).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)